Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ hai 08 tháng 4 năm 2024

    Quê Hương tổng hợp

    Trung Quốc tuần tra Biển Đông, cảnh báo Việt Nam về việc tham gia 'bè phái'

    BBC News

    07/4/2024

    Cuộc tập trận chung giữa quân đội Úc và Philippines vào tháng 8/2023 ở khu vực  Biển Đông

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Cuộc tập trận chung giữa quân đội Úc và Philippines vào tháng 8/2023 ở khu vực Biển Đông

    Quân đội Trung Quốc đã tổ chức tuần tra hỗn hợp trên biển và trên không tại khu vực Biển Đông vào hôm Chủ nhật 7/4, cùng ngày diễn ra "hoạt động phối hợp trên biển" giữa Mỹ, Philippines, Nhật Bản và Úc. 

    Tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin rằng Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam bộ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tuần tra trên biển và trên không tại Biển Đông vào Chủ nhật và mọi hoạt động gây xáo trộn sự ổn định tại đây đều nằm trong tầm kiểm soát. 

    Theo thông tin từ SCMP, bộ chỉ huy này khẳng định các hoạt động quân sự "có mục đích phá hoại" và tạo ra "các điểm nóng" trên Biển Đông đã được "kiểm soát tốt". SCMP cho rằng tuyên bố này nhằm ám chỉ một sự kiện mà Mỹ, Úc, Nhật Bản và Philippines gọi là "hoạt động phối hợp trên biển" diễn ra cùng ngày. 

    Trước đó vào hôm 6/4, Reuters dẫn nguồn từ nhóm bốn nước nói trên cho biết mục đích cuộc tập trận chung là nhằm giúp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trở nên tự do và cởi mở, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng trên tuyến đường biển này. SCMP cho biết đây là cuộc tập trận toàn diện đầu tiên có sự tham gia của bốn quốc gia này. 

    Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Arsenio Andolong nói với các phóng viên rằng cuộc tập trận hàng hải kéo dài một ngày sẽ bao gồm các hoạt động liên lạc và điều động sĩ quan trong ca trực canh tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông.

    Bốn quốc gia đã tái khẳng định quan điểm của mình rằng phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông năm 2016 - tuyên bố rõ ràng rằng yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở theo luật pháp quốc tế - là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc về mặt pháp lý.

    Dù vậy, Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết và triển khai hàng trăm tàu cảnh sát biển trên khắp Biển Đông để tuần tra những khu vực mà họ coi là của mình trong những năm qua. 

    Cuộc tập trận chung này diễn ra vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Mỹ và Philippines, trong đó sẽ bao gồm cuộc thảo luận về các sự cố gần đây ở Biển Đông.

    Trong một diễn biến liên quan, vào ngày 4/4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tại tỉnh Quảng Tây. Tại đây, theo tường thuật của tờ Thời báo Hoàn Cầu, ông Vương Nghị đã kêu gọi phía Việt Nam quản lý đúng đắn những khác biệt, thúc đẩy hợp tác hàng hải và tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông để giải quyết xung đột. 

    Đồng thời ngoại trưởng Trung Quốc cảnh báo người đồng cấp rằng Việt Nam phải cảnh giác để không tham gia vào các "bè phái" nhằm phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực.

    Lời ông Vương Nghị được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam và Philippines vừa có thỏa thuận hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước, cũng như có “giao thiệp” và hợp tác với các cường quốc khác về các vấn đề liên quan đến Biển Đông.

    Các phát biểu của ông Vương Nghị và cuộc tuần tra hỗn hợp của Trung Quốc được đưa ra gần như đồng thời với việc Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, một trong "Tứ Trụ" của Việt Nam, đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 7 đến 12/4.

    Các động thái gần đây của Bắc Kinh

    Tàu cảnh sát biển Trung Quốc tấn công tàu tiếp tế của Philippines vào ngày 5/3/2024

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Tàu cảnh sát biển Trung Quốc tấn công tàu tiếp tế của Philippines vào ngày 5/3/2024

    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông bằng "đường 9 đoạn", xâm phạm đến vùng đặc quyền kinh tế của một số quốc gia ven bờ. 

    Bên cạnh Philippines thì Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam cũng có các tuyên bố chủ quyền liên quan đến Biển Đông. Reuters cho biết đây là tuyến đường vận chuyển hàng hóa trị giá 3.000 tỷ USD mỗi năm.

    Vào ngày 23/3, tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã dùng vòi rồng để tấn công tàu Philippines tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), làm hư hại nặng nề tàu này cũng như khiến một số thủy thủ bị thương.

    Lực lượng làm nhiệm vụ của Philippines trên Biển Đông cho biết cảnh sát biển Trung Quốc còn dùng vòi rồng để tấn công một tàu dân sự được thuê để tiếp tế cho quân đội.

    Philippines gọi những hành động này là "vô trách nhiệm và khiêu khích".

    Hồi đầu tháng 3/2024, trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc giới thiệu bảy điểm cơ bản mới mà khi được kết nối sẽ tạo thành đường cơ sở cho các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Vịnh Bắc Bộ - khu vực nằm ngoài khơi bờ biển Bắc Bộ của Việt Nam và Nam Trung Quốc. 

    Cũng trong thời gian đầu tháng 3/2024, Philippines cáo buộc cảnh sát biển Trung Quốc thực hiện “các hành vi nguy hiểm” dẫn đến va chạm giữa tàu của của tuần duyên nước này với tàu Trung Quốc trong một chuyến làm nhiệm vụ tiếp tế định kỳ cho quân đội Philippines ở Biển Đông.

    Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc ủng hộ Việt Nam xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

    08/4/2024

    Chủ tịch Tập  Cận Bình: Trung Quốc ủng hộ Việt Nam xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Hà Nội hôm 13/12/2023 (minh họa) 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAP 

    Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ sáng 8/4/2024 gặp mặt Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh.

    Mạng báo Vietnamnet tường thuật cuộc gặp cho biết, ông Tập gửi lời thăm hỏi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đồng thời khẳng định Trung Quốc ủng hộ Việt Nam phát triển, ổn định, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình đất nước.

    Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh việc lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước nhất trí xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược mở ra giai đoạn hợp tác mới, rộng mở cho quan hệ song phương với sáu phương hướng lớn.

    Sáu phương hướng lớn bao gồm tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn, bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn, đóng góp tích cực cho hòa bình, phát triển của khu vực và thế giới.

    Trong khi đó, theo tường thuật của Tân Hoa Xã, ông Tập Cận Bình cho rằng đặc điểm nổi bật nhất của quan hệ Trung Quốc-Việt Nam là hai bên là một cặp đồng chí hướng, có chung một vận mệnh, và “đồng chí anh em” là hình ảnh sống động nhất về tình hữu nghị truyền thống giữa hai đảng và hai nước Trung Quốc và Việt Nam.

    Người đứng đầu Trung Quốc cũng khẳng định, Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường trao đổi kinh nghiệm có được trong quản lý Đảng và đất nước, tạo điều kiện cho sự phối hợp giữa Sáng kiến Vành đai và Con đường và chiến lược Hai hành lang và Một vành đai kinh tế,...

    Chuyến đi sống còn vào Trung Nam Hải của Vương Đình Huệ

    Nam Việt

    Saigon Nhỏ 

    07/4/2024

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/04/trung-quoc1-6424.jpg

    Có vẻ như chuyến đi của Vương Đình Huệ đến Trung Quốc dù là để thắt chặt các mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản nhưng thực sự số phận của ông Huệ đang nằm trong cuộc đối thoại ngoại giao này.

    Báo chí nhà nước cho biết, ông Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 7 đến 12/ Tháng Tư, theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế, Ủy ban Đối ngoại Việt Nam cho biết hôm 4 Tháng Tư.

    Nhìn vào lời mời của phía Trung Quốc và sự đáp lời nhanh nhẩu của phía Việt Nam, người ta nhìn thấy rằng đây như là một cuộc hẹn được sắp đặt trước, gấp rút, và được ngoại giao hóa bề mặt bằng một lời mời của Ủy ban thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc.

    Mặc dù Thông Tấn Xã Việt Nam đề cao chuyến đi của ông Huệ là cực kỳ quan trọng nhăm “định hướng chiến lược cho quan hệ song phương”, nhưng thật ra còn có cái gì để “định hướng nữa” khi mà ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đã nắm chặt tay, cam kết với Tập Cận Bình trong chuyến thăm cấp vào Tháng Mười Hai 2023, rằng hai quốc gia quyết nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện và xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc”?

    Bất kỳ ai đang quan sát tình hình chiến trường Việt Nam cũng có thể hiểu rằng ông Vương Đình Huệ, con cờ cuối cùng của ông Nguyễn Phú Trọng, đang đứng trước những nguy cơ bị loại bỏ bởi Tô Lâm,  Bộ trưởng công an kiêm lãnh chúa toàn phần Việt Nam. Chuyến đi này chắc chắn là có lời cậy nhờ của ông Nguyễn Phú Trọng, cùng sự bày tỏ trung thành của ông Vương Đình Huệ với họ Tập, để xin bảo đảm cho chiếc ghế tổng bí thư sắp đến không bị lung lay.

    Nếu có tiếng nói của Tập ủng hộ cho việc Huệ thế Trọng, ít nhất thì Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ không thể manh động cho đến khi quy định Huệ ngồi được vào ghế bí thư. Chuyện lật đổ hay loại bỏ ứng cử viên bí thư nhiều sai lầm về đời tư này chỉ có thể hành động sau đó. Nhưng khi Huệ nắm quyền sinh sát rồi, thì chưa biết lúc đó ai sẽ loại ai để giữ mạng cho mình.

    Điều thú vị là trước chuyến đi của Huệ trên báo chí bắt đầu lại dấy lên câu chuyện về người tình ca sĩ của Huệ đang nương nhờ ở nước Mỹ thù địch.

    Trên báo Ngôi Sao, ngày 4 Tháng Tư, đột nhiên có một bài viết điểm lại cuộc đời của ca sĩ Hương Tràm một cách vô thưởng vô phạt. Nhưng rõ ràng nó là lưỡi gươm được cố ý treo lơ lửng, đối với ông Huệ. Bài viết có tựa đề Cuộc sống của Hương Tràm sau 5 năm sang Mỹ, trong đó mô tả úp mở rằng cô chọn cuộc sống xa nhà không rõ lý do, và nói “cô có cuộc sống như một sinh viên xa nhà, biết trân quý sức khỏe và suy nghĩ tích cực”.

    Thời gian gần đây, mạng xã hội rò rỉ hình ảnh ca sĩ Hương Tràm bế hai đứa bé được cho là sinh đôi, với tin đồn cô này là người tình, và đẻ hai đứa con cho ông Huệ tại Mỹ. Tờ VnExpress dẫn lời của Hương Trà nói rằng cô không có con giống như lời đồn đại. Tuy nhiên cô không đính chính hay giải thích gì về tấm ảnh cô đang ôm hai đứa bé.

    Tin lan nhanh, và thực tế từ đó đến giờ tất cả những câu chuyện bê bối của giới quan chức lộ ra ngoài phần lớn đều là trong nội bộ đưa ra trong mục đích đánh phá, loại bỏ nhau.

    Hương Tràm tuyên bố đột ngột từ bỏ sự nghiệp khi đang được chú ý, và nói đi Mỹ học. Nhưng tờ Ngôi Sao lại tiết lộ cô không làm gì ngoài thú vui làm việc ở nhà, hát để phát online trên kênh YouTube riêng. “Theo giọng ca sinh năm 1995, cô muốn thỏa thích thể hiện chất nghệ sĩ, làm mới các bản hit của mình hoặc cover các nhạc phẩm nổi tiếng”, báo này viết.

    Cũng úp mở, báo Ngôi sao viết “Ngay cả cô cũng không muốn đánh mất hình tượng vốn đã được mọi người yêu quý, công nhận. ‘Tuy nhiên, cuộc sống luôn phải có điều bất ngờ mới thú vị. Hiện tôi sống trong niềm vui thật sự, được là chính mình’, cô nói.” (hết trích)

    Trên con đường đi phó hội và nài xin Tập Cận Bình một vé để bảo đảm cho chức Bí thư, chắc chắn Vương Đình Huệ cũng sẽ luôn toát mồ hôi hột về đêm, khi nằm nghĩ đến câu chuyện đang cứ úp mở như vậy. Bằng mọi cách để bảo vệ cho mạng sống của mình và cho chức vụ quan trọng mà mình phải nắm bằng được, liệu Vương Đình Huệ có hy sinh thêm phần nào của đất nước, dân tộc, để nhượng bộ Tập Cận Bình cho chiếc miễn tử bài, đem về Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam gay cấn với Trung Quốc về tuyên bố những xâm lấn trên biển?

    Đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân phải thích ứng với ngập mặn ngày càng trầm trọng

    Thanh Phương /RFI

    08/4/2024

    Là vựa lúa của Việt Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long đang bị ngập mặn ngày càng trầm trọng và nông dân trong vùng này nay buộc phải thích ứng với tình trạng đó. 

    Nông dân trên cánh đồng lúa khô hạn giữa đợt nắng nóng kéo dài ở tỉnh Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 23/02/2024.

    Nông dân trên cánh đồng lúa khô hạn giữa đợt nắng nóng kéo dài ở tỉnh Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 23/02/2024. AFP - TAN DIEN 

    Tình trạng khô hạn và ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long lên đến mức mà tỉnh Tiền Giang  vào ngày 06/04/2024 đã phải công bố "tình huống khẩn cấp" trong khu vực huyện Tân Phú Đông.

    Trước đó, bên lề hội thảo Bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên nước tại Hà Nội ngày 15/3, Viện Khoa học Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã công bố một nghiên cứu mới cho biết là bốn ngành lúa, thủy sản, cây ăn quả, hoa màu của đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm bị thiệt hại hơn 70.000 tỷ đồng, tương đương với khoảng 3 tỷ euro, do bị xâm nhập mặn. 

    Báo cáo cũng dự đoán là thiệt hại do xâm nhập mặn sẽ tăng dần theo thời gian, với các kịch bản cho những năm 2030, 2040, 2050. Ông Trần Anh Phương, Viện Khoa học Tài nguyên nước, cho biết sự gia tăng của các dự báo tương ứng với kịch bản nước biển dâng, hoạt động phát triển kinh tế, xã hội cũng như khai thác tài nguyên nước thượng nguồn, đặc biệt là phát triển thủy điện và chuyển nước ra ngoài lưu vực.

    Đồng bằng sông Cửu Long là phần hạ lưu giáp biển của sông Mekong, có địa hình thấp và khá bằng phẳng với 2 vùng trũng lớn là Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Cùng với 2 dòng chính là sông Tiền và sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt, cho nên dễ bị xâm nhập mặn do thủy triều đưa nước mặn vào sâu trong sông và nội đồng, đặc biệt trong mùa cạn, khi mà lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong xuống thấp. Trả lời RFI Việt ngữ, giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam, nhắc lại lịch sử hình thành của đồng bằng sông Cửu Long:

    “Các nhà địa chất xác định tuổi carbon 14 của đồng bằng là được hình thành từ khoảng 10 ngàn năm trước. Khi đồng bằng sông Cửu Long mới hình thành, bờ biển nằm ở ranh giới Cam Bốt bây giờ. Qua những đợt nước biển lùi vài trăm năm rồi nước biển dâng trở lại vài trăm năm, cứ dâng và lùi như vậy, mỗi lần thay đổi mặt nước biển thì để lại vết tích là những dòng cát. Có hàng trăm dòng cát như vậy nằm song song với bờ biển hiện tại. 

    Nói cách khác, đồng bằng sông Cửu Long không có lạ gì với hiện tượng nước biển dâng và lùi. Nhưng bây giờ các nhà khí tượng học dự đoán là những quy luật trước đây như vào thời “Năm Thìn bão lụt” thì bây giờ không còn như vậy nữa. Bây giờ muốn lụt lúc nào thì lụt, muốn hạn lúc nào thì hạn. Bên kia thì đang lụt, nhưng bên đây thì lại đang cháy rừng.”

    Thiếu nước ngọt trong mùa nắng nóng

    Trong hơn một tháng qua, miền Nam Việt Nam phải đối mặt với đợt nắng nóng kéo dài bất thường. Các nhà khí tượng học cảnh báo hiện tượng này có thể tiếp tục kéo dài với hậu quả làm trầm trọng thêm tình trạng xâm nhập của nước biển vào nước ngầm hoặc nước mặt. Hiện tượng, vẫn xảy ra hàng năm vào mùa khô, càng gia tăng do tác động của thời tiết nóng bức và mực nước biển dâng cao, cả hai đều chịu áp lực do biến đổi khí hậu. Độ mặn tăng ảnh hưởng đến cây trồng và khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của người dân.

    Trong số 13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau có mức độ thiệt hại lớn nhất, tiếp đến là Bến Tre. Hãng tin Pháp AFP ngày 20/03/2024 đã có bài phóng sự tại Bến Tre, nơi đang bị một đợt nắng nóng kéo dài và xâm nhập mặn đe dọa nền kinh tế địa phương. Nói với AFP, nông dân Nguyễn Hoài Thương than thở: "Thật lãng phí khi bỏ ruộng lúa vì chúng tôi không có nước ngọt. Thay vào đó tôi phải nuôi bò".

    Tại Bến Tre, các cánh đồng vốn được trồng lúa nay đã bị nứt nẻ do hạn hán, nắng nóng. Do thiếu mưa, gia đình nông dân Nguyễn Hoài Thương phải mua nước sinh hoạt của hàng xóm với giá gần 500.000 đồng (20 euro) vào tháng 2 vừa qua. Ông Nguyễn Hoài Thương giải thích: “Chúng tôi không có nguồn nước ngọt ngầm và nước mặt thì mặn”. Nông dân Phan Thành Trung, người trồng lúa cùng làng với Nguyễn Hoài Thương, cho biết: “Tôi phải giảm vụ từ ba vụ xuống chỉ còn hai vụ một năm. Nước ở vùng tôi quá mặn nên không thể sử dụng được”. Người hàng xóm Nguyễn Văn Hùng thì đã tận dụng đợt nắng nóng để kiếm thêm thu nhập từ nguồn nước ngọt dồi dào dưới lòng đất. Ông cho biết: “Khi có những đợt hạn hán, xâm nhập mặn, tôi bán nước ngọt cho hàng xóm, nhưng nói thật là tôi cũng không vui. Thời tiết bất lợi thực sự ảnh hưởng nặng nề đến chúng tôi.”

    Đa dạng hóa nông nghiệp để thích ứng

    Gần đây, các tổ chức quốc tế và các chương trình của chính phủ đã khuyến khích đa dạng hóa nông nghiệp nhằm hướng tới khả năng phục hồi kinh tế và khí hậu tốt hơn. Cụ thể là nông dân nên duy trì các đồng lúa trong mùa mưa, khi sông Mekong có thể cung cấp đủ nước ngọt, sau đó chuyển những cánh đồng đó sang nuôi tôm hoặc nuôi tôm vào mùa khô. 

    Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng đưa ra khuyến cáo tương tự:

    “Những vùng nào mà mình biết đã nhiễm mặn thì đừng ngăn mặn và đem nước ngọt về “ngọt hóa” để trồng lúa làm gì, đã có nhiều lúa lắm rồi. Bây giờ mình làm theo nghị quyết của chính phủ năm 2017, nghị quyết mà tôi đã hết sức đấu tranh để nhà nước chấp nhận thả ra, không còn ép buộc trồng lúa mọi lúc, mọi nơi. Sau nghị quyết 2017, nông dân được hướng dẫn là ở vùng ven biển không trồng lúa trong mùa nắng, trong mùa nước mặn nữa, mà chỉ trồng lúa trong mùa mưa thôi. Sau khi hết mưa rồi, thu hoạch lúa xong thì mình cho nước mặn vào rồi nông dân bắt đầu nuôi tôm, cua biển, hoặc cá kèo. Khi mùa mưa tới nữa thì mình lại trồng lúa.

    Mình cũng khuyến cáo bà con nông dân rất kỹ: Khi vừa thu hoạch lúa xong, đất ruộng còn ướt, đưa nước mặn vào thì nước mặn chỉ nằm bên trên thôi. Tức là khi đưa nước mặn vào thì đất ruộng phải còn ướt, còn sình lầy, như vậy đất sẽ không bị nhiễm mặn, mùa tới khi mưa trở lại thì có thể trồng lúa như bình thường.

    Ở vùng giữa ( đồng bằng sông Cửu Long ), bây giờ bà con được khuyến cáo là chỉ trồng một vụ lúa thôi, còn lại thì trồng những loại cây trồng cạn, như cây bắp, cây sorgho, cây mía...Có vùng thì họ lên liếp hết, trồng cây ăn quả ở trên, còn ở dưới mương thì nuôi cá hay dùng giống như hồ chứa nước trong mùa mưa để tưới cho cây trồng trong mùa nắng. 

    Còn nguyên một vùng nằm dọc theo biên giới Cam Bốt, nơi mà sông Cửu Long bắt đầu đến Việt Nam, thì mình lấy nước ở đoạn sông đó để dẫn vào hệ thống thủy lợi dọc theo vùng phía trên Đồng Tháp Mười để phân bổ nước ngọt của sông Hậu Giang cho vùng Tứ Giác Long Xuyên. Diện tích tổng cộng của vùng này là khoảng 1 triệu 500 ngàn hecta, là vùng luôn luôn có nước ngọt, nước mặn không bao giờ lên đến đó. Đây là vùng mà tôi gọi là “sống chung với biến đổi khí hậu”, tức là không bị ảnh hưởng”.

    Mô hình "không bền vững"?

    Trong một bài viết trên trang mạng The Diplomat của Nhật Bản ngày 09/02/2024, bà Quinn Goranson, một nhà nghiên cứu về khí hậu và chuyển đổi năng lượng ở Canada, đã cảnh báo về những hậu quả của mô hình nói trên, vì theo bà, người ta ít  chú ý đến các tác động tiêu cực đến môi trường của quá trình chuyển đổi hàng loạt sang nuôi tôm, một hành động mà thật ra theo bà là "không bền vững". Giáo sư Võ Tòng Xuân trấn an về cảnh báo nói trên:

    “ Đất ruộng để nuôi tôm không bao giờ sử dụng hóa chất, cho nên loại múa ST25 là loại gạo ngon nhất Việt Nam được trồng ở những ruộng tôm này là tốt nhất, vừa đạt tiêu chuẩn quốc tế, vừa an toàn cho người dân ăn. Đó là tại vì người ta biết là xài hóa chất cho lúa thì sẽ ảnh hưởng đến tôm nuôi. Còn khi nuôi tôm thì bây giờ người ta cũng sản xuất tôm giống rất là kỹ. Khi nuôi trong ruộng nếu tôm bệnh thì người ta dùng các loại thuốc vi sinh, tức là probiotique, chứ không phải là antibiotique.”

    Tuy nhiên, trong bài viết nói trên, nhà nghiên cứu Quinn Goranson lo ngại một cái vòng luẩn quẩn của tác động tiêu cực từ mô hình đó:

    “Nông dân theo mô hình trồng lúa/nuôi tôm đã bắt đầu nhận thấy tác động lâu dài của các ao nuôi tôm đối với chất lượng đất, vì biến đổi khí hậu hạn chế khả năng xả muối của sông Mê Kông, khiến đất kém màu mỡ. Cuối cùng, khi tình trạng xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn do mực nước biển dâng cao và sụt lún mặt đất liên tục, độ mặn sẽ vượt quá mức có thể chấp nhận được ngay cả đối với những loài tôm này. Cho nên người ta đã khuyến khích việc khai thác nước ngầm để làm loãng độ mặn của ao nuôi tôm. Sự suy giảm tầng chứa nước đã góp phần gây ra tình trạng sụt lún đất ở đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều thập kỷ, đẩy nhanh tốc độ sụt lún chưa từng thấy của đồng bằng ở mức 18 cm trong 25 năm qua.”

    Tình trạng sụt lún đất cũng chính là một trong những nguyên nhân ban đầu dẫn đến xâm nhập mặn. Cho nên nhà nghiên cứu Quinn Goranson đề nghị cần có những nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn về tác động lên hệ sinh thái đồng bằng sông Cửu Long.

    Việt Nam muốn kiểm soát thị trường vàng trong bối cảnh buôn lậu vàng tràn lan

    Nguồn: Bloomberg

    08/4/2024

    VNTB – Việt Nam muốn kiểm soát thị trường vàng trong bối cảnh buôn lậu vàng tràn lan

    (VNTB) – Buôn lậu vàng gia tăng vì do thiếu thiếu nguồn cung chính thức và nhu cầu di chuyển tài sản đến nơi an toàn trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn.

    Ổn định thị trường vàng là một vấn đề cấp bách đối với chính phủ Việt Nam khi những người buôn lậu lợi dụng giá vàng nội địa cao hơn để thu lợi dẫn đến biến dạng tỷ giá hối đoái và đồng tiền yếu, gây tổn hại cho nền kinh tế.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính và các thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia nằm trong số các cơ quan cấp cao hàng đầu đã đôn đốc các giải pháp trong những tháng gần đây. Khoảng cách giá vàng trong nước so với tỷ giá quốc tế phải được thu hẹp “để tránh những diễn biến bất lợi”, ông Chính cho biết vào tuần trước khi ra lệnh cho ngân hàng trung ương tăng cường các biện pháp nhằm xoa dịu thị trường.

    Theo dữ liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới, năm ngoái Việt Nam nhập khẩu vàng khoảng 55,5 tấn so với 39,8 tấn vào năm 2020. Những người quen thuộc với thị trường vàng và các quy định của trong nước cho biết sự gia tăng chủ yếu thông qua các kênh bất hợp pháp vì Việt Nam có các quy định nghiêm ngặt về nhập khẩu vàng. 

    Buôn lậu vàng gia tăng do thiếu nguồn cung chính thức và nhu cầu di chuyển tài sản đến nơi an toàn trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn. Dòng chảy này gây áp lực lên tiền đồng vì những kẻ buôn lậu cần mua đô la mỹ ở chợ đen để thanh toán hàng hóa.

    Tiền đồng đóng cửa ở mức 24.962 vào thứ Sáu tại Hà Nội, gần mức thấp kỷ lục so với đồng đô la, theo tổng hợp các báo cáo cố định hàng ngày từ các ngân hàng. VND đã suy yếu 2,9% trong năm nay.

    Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, Tổng giám đốc Công ty Toàn Cầu, công ty chuyên nghiên cứu về Viện tài chính và bất động sản cho biết, nhu cầu USD để thanh toán nhập khẩu vàng “đã gây sức ép cho tiền đồng tiếp tục giảm giá, khiến NHNN khó kiềm chế lạm phát và tác động tiêu cực đến nền kinh tế”.

    Vàng đã thiết lập một loạt kỷ lục trong vài tuần qua, chạm mức cao mới nhất là 2.330,50 USD/ounce vào thứ Sáu (tương đương 70,3 triệu/lượng). Căng thẳng dai dẳng ở Trung Đông và cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã củng cố vai trò của kim loại quý này như một tài sản tích trữ.

    Giá vàng tăng điên cuồng tương tự cũng có ở các quốc gia khác như Trung Quốc. Nhu cầu từ người mua ở đại lục đã tăng mạnh kể từ năm ngoái do lo ngại về sự phục hồi kinh tế không đồng đều của Trung Quốc đã thúc đẩy làn sóng tìm đến tài sản tích trữ an toàn. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu vàng vào năm ngoái để bảo vệ đồng nhân dân tệ khi đồng tiền này suy yếu xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.

    Tại thị trường Tp.HCM, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 79,8 triệu đồng/lượng và 82,2 triệu đồng/lượng. Nhẫn tròn 999,9 SJC có giá 71,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 72,85-72,95 triệu đồng/lượng (bán ra).

    Như vậy, so với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC bán lẻ đang cao hơn 11,5-11,7 triệu đồng/lượng, còn giá vàng miếng cao hơn khoảng 3 triệu đồng/lượng.

    Vietnam to Step Up Actions to Tame Gold Market, Combat Smuggling

    Nguyen Dieu Tu Uyen, Bloomberg News

    ©2024 Bloomberg L.P.

    07/4/2024


    https://www.bnnbloomberg.ca/polopoly_fs/1.2056032.1712533499!/fileimage/httpImage/image.png_gen/derivatives/landscape_620/image.png

    , Bloomberg

    (Bloomberg) -- Stabilizing the gold market has become a pressing issue for Vietnam with smugglers taking advantage of higher local prices to slip in the precious metal, leading to exchange rate distortions and weakness in the dong that’s hurting the economy.

    Prime Minister Pham Minh Chinh and members of the National Financial and Monetary Policy Advisory Council are among top authorities who have been urging for solutions in recent months. The price gap of the metal locally over the international rate must be narrowed “to avoid adverse developments,” Chinh said last week as he ordered the central bank to step up measures to calm the market. 

    Vietnam’s gold imports were 55.5 tons last year, compared with 39.8 tons in 2020, according to the data from the World Gold Council. People familiar with the domestic gold market and its regulations told Bloomberg News the increase is predominantly via illegal channels as Vietnam has strict rules on the metal’s imports. They asked not to be identified because of the sensitivity of the matter.

    The rise in gold smuggling is fueled by a combination of a lack of official supplies and flight-to-safety demands amid a struggling economy. This influx exerts pressure on the dong as smugglers need to buy dollars in the so-called black market to pay for the commodity. 

    The dong closed at 24,962 on Friday in Hanoi, near a record low against the dollar, according to daily fixings from banks compiled by Bloomberg. It has weakened 2.9% this year.

    Demand for dollars to pay for the gold imports “has pressured the dong to drop further, making it hard for the central bank to curb inflation and negatively impacts the economy,” according to economist Nguyen Tri Hieu, general director at Toan Cau, a research institute for finance and real estate.

    Gold has been setting a series of records over the past couple of weeks, touching its latest all-time high of $2,330.50 an ounce on Friday. Persistent tensions in the Middle East and Russia’s war in Ukraine have bolstered the metal’s role as a haven asset.

    Similar frenzies have been observed in other consuming countries such as China. Demand from domestic Chinese buyers had been strong since last year as concerns over the nation’s patchy economic recovery spurred a flight to haven assets. The Chinese central bank moved to curb gold imports last year to defend the yuan when the currency weakened to multi-year lows.

    The price of gold in Vietnam was $3,263.26 per tael as of Friday afternoon, or about $2,719 per ounce.

    Decades of war, revolution and economic turbulence fostered an affinity for gold in Vietnam. Banks were accepting deposits and lending in gold until the central bank banned the practice in 2012. It made itself the sole importer and Saigon Jewelry Co. the only legal producer of bars.

    The local premium over the international rate has been as much as 15 million dong ($600) per tael in recent months, comparing with 2 to 3 million dong about a decade ago following the implementation of the monopoly, according to Huynh Trung Khanh, vice president of Vietnam Gold Traders Association. 

    The National Financial and Monetary Policy Advisory Council last month proposed ending the state monopoly on gold imports and bullion production. The 12-year-old regulation “has achieved success and fulfilled its mission,” the council said.

    Vietnamese gold buyers such as jewelry producers have long been known to purchase from illegal sources due to the lack of import permits. Ending the monopoly means more legal avenues to access gold, which will narrow the local premium, according to Khanh.

    “If the monopoly won’t be ended, the local premium will keep rising for sure and it will have very negative effects on the dong and the economy,” he said. 

    Khanh forecasts the gap could widen to 25 to 30 million dong later this year if the monopoly is maintained.

    Abolishing it will also reduce the need to resort to smugglers. The Supreme People’s Procuracy said last month that it will prosecute 24 people in two criminal rings for smuggling about 6.2 tons of gold from Cambodia into Vietnam.

    “Ending the monopoly will definitely reduce smuggling and can help the government to boost tax revenue from official imports,”  Khanh said. 

    ©2024 Bloomberg L.P.

    https://www.bnnbloomberg.ca/vietnam-to-step-up-actions-to-tame-gold-market-combat-smuggling-1.2056031

    Liên tiếp ngộ độc thực phẩm tại Nha Trang: ‘Thịt gà đông lạnh giá rất rẻ’

    Minh Sơn

    08/4/2024

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/04/lien-tiep-ngo-doc-tai-nha-trang-thit-ga-dong-lanh-gia-rat-re-768x542-1-768x480.jpg

    Trường Tiểu học Vĩnh Trường trong sáng 5/4 khi liên tiếp phát hiện học sinh bị ngộ độc thực phẩm, một trẻ tử vong. (Ảnh: baokhanhhoa.vn)

    Thượng tá Nguyễn Thị Minh Thảo, Phó Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết một số kho đông lạnh tại thành phố là nguồn cung cấp thịt gà giá rất rẻ, không có hóa đơn, chứng từ, là nguồn thức ăn bán tại các vỉa hè, quán bia hơi giá rẻ.

    Chiều 6/4, ông Đinh Văn Thiệu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, đã chủ trì cuộc họp đột xuất với Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh sau khi hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại TP. Nha Trang.

    “Nha Trang – Khánh Hoà xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, việc liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, du khách và môi trường du lịch”, ông Thiệu nói.

    Tại cuộc họp, ông Lê Văn Khoa, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cung cấp thông tin về các trường hợp ngộ độc thực phẩm diễn ra tại tỉnh này từ đầu năm đến nay, đặc biệt là vụ ngộ độc thực phẩm trước cổng trường Tiểu học Vĩnh Trường (phường Vĩnh Trường, (phường Vĩnh Trường), ngày 5/4. Trong vụ việc trên, Nha Trang có 39 học sinh đau bụng, nôn, tiêu chảy… Hiện tại 1 ca tử vong (ngoại viện) vẫn đang được các cơ quan chức năng làm rõ, 24 học sinh đang được chăm sóc tại các bệnh viện.

    Đại diện Sở Y tế tỉnh cho biết Trung tâm Y tế Nha Trang đã tiến hành lấy mẫu thức ăn, nước uống của các hộ xung quanh địa điểm trường liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm để gửi Viện Pasteur Nha Trang để kiểm nghiệm, tìm nguyên nhân gây ngộ độc.

    Đại diện Công an – Thượng tá Nguyễn Thị Minh Thảo, Phó phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Khánh Hòa, cho biết bằng biện pháp nghiệp vụ, cảnh sát xác định một số kho đông lạnh tại TP. Nha Trang có chứa thịt gà chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là nguồn cung cấp thịt gà không đảm bảo, giá rẻ ra thị trường.

    “Đối chiếu với hóa đơn, chứng từ sổ sách hoặc trích xuất sổ kế toán thì thấy các thực phẩm đông lạnh này giá rất rẻ, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Những thức ăn này được bán tại các vỉa hè, quán bia hơi giá rẻ khiến nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao”, bà Thảo nói.

    Đối với vụ ngộ độc cơm gà Trâm Anh, Thượng tá Thảo cho biết đến nay chưa thể xác định nguồn thực phẩm nào là nguyên nhân gây ngộ độc. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng xác định nguồn nước của cơ sở này chưa đảm bảo, do từ giếng bơm lên để sử dụng chế biến. Bên cạnh đó, quy trình chế biến thức ăn cũng chưa đảm bảo, do đó có thể có nhiều tác nhân gây ngộ độc thực phẩm.

    Trước đó, kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang đối với mẫu lấy tại quán cơm gà Trâm Anh và tại nhà các bệnh nhân cho thấy 3 vi khuẩn gồm Salmonella spp, Bacillus cereus và Staphylococcus aureus có trong các món gà, sốt trứng, dưa chua… trong bữa ăn trưa vào chiều ngày 11 và 12/3. Đây là nguyên nhân khến 369 người bị ngộ độc với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng, buồn nôn, nôn, sốt, mệt lả…

    Tương tự trong vụ ngộ độc ở Trường Ischool Nha Trang, bà Thảo cho hay trường này đã sử dụng nguồn nước bơm từ lòng đất lên bồn chứa inox không được kiểm định. Kết quả kiểm định phát hiện chỉ số Coli (độ tinh khiết) vượt quy chuẩn. Nước này được dùng để sơ chế thực phẩm, có thể dẫn đến gây ngộ độc. Ngoài ra, quá trình chế biến thực phẩm không đảm bảo quy trình 4 bước như rã đông, ăn chín, uống sôi có thể dẫn đến có vi khuẩn trong thực phẩm.

    Sau khi nghe các báo cáo, ông Đinh Văn Thiệu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng quán cơm gà Trâm Anh là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống lớn, mỗi ngày bán hàng trăm suất ăn nhưng không thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định, gây khó khăn trong quá trình xác định tác nhân gây ngộ độc. Ông Thiệu đề nghị cơ quan liên quan làm chặt chẽ, xử phạt thật nặng quán Trâm Anh để làm gương.

    Ông Thiệu cũng cho rằng thịt gà là một trong những nguyên nhân chủ đạo gây ngộ độc thực phẩm trong những vụ việc xảy ra vừa qua, khi điểm lại vụ ngộ độc tại Trường iSchool Nha Trang năm 2022 do thịt gà (665 ca ngộ độc, một học sinh 6 tuổi tử vong); vụ tại Trường Nguyễn Văn Trỗi tuần trước cũng do cơm gà (10 ca); còn vụ tại trường Tiểu học Vĩnh Trường và THCS Trần Hưng Đạo (phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang) gần đây nhất dù do ăn nhiều món khác nhau, nhưng cũng có món gà.

    Theo tin công bố từ cuộc họp, ông Thiệu chỉ đạo tổng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trên toàn tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, tập trung vào các cơ sở giết mổ, chế biến đến kinh doanh sản phẩm thực phẩm từ gà.

    “Cấp tỉnh sẽ bắt đầu kiểm tra từ ngày 8/4, còn cấp huyện bắt đầu kiểm tra từ ngày 9/4. Tất cả các sở, ngành địa phương phải chấp hành kế hoạch này, làm nghiêm ngặt đợt kiểm tra”, ông Thiệu chỉ đạo.


    Không có nhận xét nào