Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
12/3/2025
Kẻ thù của Mỹ trước đây
Tranh minh họa
Sau Đệ II thế chiến năm 1945, nhiều nước bị chia hai, cùng chung đồng bào với nhau mà xem nhau như kẻ thù (Đức, Việt Nam và Đại Hàn). Nhân loại oán hận tại sao lại có cái chủ nghĩa Cộng Sản quái ác ra đời để tạo cảnh qua phân gây nên chiến tranh đau khổ. Không những một số nước bị chia hai vì quốc-cộng, mà thế giới cũng chia làm hai khối đối đầu, một bên Liên Xô cầm đầu và bên kia Hoa Kỳ tạo nên một cuộc chiến rất tốn kém tài chánh mà có cái tên buồn cười “chiến tranh lạnh/The Cold War” (buồn cười vì chiến tranh thì nóng chứ sao lại lạnh!).
Trong cuộc “chiến tranh lạnh” đó Mỹ lập NATO để chống lại Cộng Sản Liên Xô, sợ nhuộm đỏ toàn thể châu Âu. Tại Châu Á, một cuộc chiến do Mỹ chủ động biến Việt Nam thành chiến trường đẫm máu với hơn 3 triệu người Việt Nam nằm xuống ngăn chặn làn sóng Cộng Sản nhuộm đỏ Châu Á từ Trung Cộng.
58 ngàn lính Mỹ đã bỏ mình tại chiến trường Việt Nam. Sau trận chiến Mậu Thân 1968, Washington nhận thấy chiến tranh không thể giải quyết được vấn đề mà kéo dài không thấy hồi kết. Mỹ càng ngày càng hao binh tổn tướng, tốn tiền, tốn của mà không đem được mối lợi nào nào cho Mỹ. Tại nước Mỹ phong trào phản chiến càng ngày càng lan rộng từ những thành phố lớn đến các sân trường đại học… Washington bị sa lầy. Mỹ thay đổi chiến lược từ đối đầu đến chia để trị, tiến tới kết thân với Trung Cộng để chia rẻ khối Cộng Sản Nga-Hoa. Khi bắt tay với Trung Cộng thì Washington đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa không do dự. Mặc dù lúc đó Nixon không nói với cố TT Thiệu rằng anh không có con bài để chơi phải ký và hiệp định đình chiến Paris như TT Trump nói với Zelenky vừa rồi.
Tình hình chính trị thế giới xoay vần:
Mỗi một thời điểm Washington định hình một kẻ thù khác nhau. Chế độ Cộng Sản Liên Xô bị sụp đổ nhưng Yelsin truyền lại cho nước Nga một Putin lên ngôi, mấy thập niên Putin đổi Tổng Bí Thư thành Tổng Thống để duy trì một nước Nga dựa trên sức mạnh của quân đội với 5.000 đầu đạn nguyên tử, tổ chức một chế độ chính trị kết hợp giữa chủ nghĩa đại đế (imperialism) và di sản của chủ nghĩa cộng sản, nhưng không hoàn toàn thuộc về loại nào.
Với tham vọng như vậy, chúng ta không lạ gì một ngày nào đó Nga sẽ thanh toán Ukraine và các nước lận cận ở Đông Âu, cho nên Mỹ vẫn duy trì khối NATO để đề phòng.
Dân gian Việt Nam có cầu “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, dù Putin xảo quyệt bao nhiêu cũng bị lọt vào hoạn lộ. Cuộc chiến xâm lăng Ukraine, Nga bộc lộ những nhược điểm chí tử: “Một cường quốc nguyên tử không thắng nổi một Ukraine lạc hậu và yếu kém”, kéo dài 3 năm chỉ chiếm được 20% diện tích; từ 2023 đến 2024, Nga không tiến lên được bước nào đáng kể, thậm chí còn đến cầu cứu Bắc Hàn đem quân cứu viện; Bị quân Ukraine vào chiếm tỉnh Kursh và dùng máy bay không người lái đánh thẳng vào vào thủ đô Moscow. Về kinh tế bị suy sụp sau với hàng ngàn lệnh trừng phạt của Tây Phương mà theo dự đoán của các kinh tế gia thì Nga phải mất hàng mấy thập niên mới có thể hồi phục.
Trước tình huống như vậy, bề ngoài thì Nga “dấu kín” những nhược điểm của mình để giữ thể diện, nhưng trong lòng rất muốn có hòa bình với Ukraine để cứu vãn tình trạng tệ hại đang đi xuống. Miễn hòa bình như thế nào để Putin khỏi mất mặt với người dân Nga trước cái chết và bị thương gần 700.000 quân ở Ukraine.
Hoa Kỳ đo lường khả năng của Nga hiện không còn xứng tầm và đáng ngại. Mỹ không lý do gì để phải tốn kém hàng tỉ USD cung cấp cho NATO. Đối với cuộc chiến Ukraine, Mỹ không phải tốn kém quân viện, nên họ muốn giảm chi phí càng sớm càng tốt đối vời NATO trong bước tháo lui có tính toán.
Kẻ thù của Mỹ thế kỷ thứ 21:
Một quy luật chiến tranh không bao giờ thay đổi, kẻ thù đâu thì chuẩn bị đối phó ở đó. Mỹ không còn dấu, như Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Pete Hegseth đã tuyên bố ở Brussels cần giảm chi phí ở Châu Âu để dồn về vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đối phó với Trung Cộng. Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ ông Macro Rubio nhiều lần trả lời trên truyền thông với nội dung tương tự.
Rồi đây, chắc chắn rằng trong Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (US National Security) thường ra mắt vào cuối năm đầu tiên của ngày nhậm chức Tổng Thống sẽ với nội dung coi Trung Cộng là kẻ thù số một.
Vì vậy, Mỹ lơ là với các nước NATO và thân cận với Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn và Úc là những quốc gia nằm quanh co địa chính trị, bao vây Trung Cộng về quân sự lẫn kinh tế, các nước Philippines, Việt Nam là những râu ria địa chính trị, phải được xếp hạng đồng hành (hay gọi là đối tác) cần ve vãn…
Trong tương lai chúng ta không lấy làm lạ khi thấy Bộ Tứ Kim Cương Mỹ-Ấn-Nhật-Úc thành một tổ chức nằm trong lộ trình chiến lược của Mỹ, bộ ba AUKUS Mỹ-Anh-Úc thành một khối quân sự vững vàng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương ngày đêm túc trực ứng chiến với Tung Cộng.
Nói chung, Mỹ không bỏ chi phí vào NATO nữa, để hướng về Ấn Độc- Thái Bình Dương đối đầu với Trung Cộng.
Ảnh hướng đến tình hình chính trị Việt Nam:
Việt Nam là một nước nhỏ, kinh tế kém phát triển, sống nhờ vào nền giao thương với các nước lớn để phát triển. Từ xưa tới nay “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”. Những cuộc thư hùng của các cường quốc ảnh hưởng rất lớn đến các nước nhỏ, thậm chí làm cho bản đồ các nước nhỏ bị thay đổi (như hiệp định Genève năm 1954 đã chia đôi Việt Nam), một đôi nơi các nước nhỏ bị biến mất trên bản đồ thế giới. Còn thể chế chính trị bị thay đổi theo các các cường quốc thắng cuộc.
Sau chiến tranh Việt Nam năm 1975, Hoa Kỳ vắng bóng ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, thậm chí không tham dự các hội nghị quan trọng của khối ASEAN tổ chức. Các quốc gia Đông nam Á phải tự đi tìm hướng đi của mình. Nay Hoa Kỳ trở lại khu vực rất tích cực Mỹ sẽ nối kết đồng minh, xây dựng đối tác chiến lược, Việt Nam chắc chắn được để mắt tới trong ván cờ đại cuộc này.
Chiến tranh giữa Mỹ-Trung Cộng trong nhiệm kỳ Trump 2.0 sẽ xẩy ra bắt đầu bằng cuộc chiến tranh thương mại làm cho Trung Cộng bị tình trạng khủng hoảng kinh tế. Trong tình trạng này, người Việt đấu tranh cho tự do dân chủ cần theo dõi tình hình để có những hành động thích hợp.
Chiến tranh bằng súng đạn có thể xẩy ra khi Mỹ không thể dùng thương mại để ngăn chận được sự thách thức của Trung Cộng. Có thể bắt đầu từ quốc đảo Đài Loan, vì địa lý buộc Nhật nhảy vào cuộc chiến kéo theo Mỹ phải tham chiến, các đồng minh của hai bên nhảy vào tạo thành đại chiến.
Trước tình hình đó chính trị Việt Nam có cơ hội thay đổi.
Hoa Kỳ, ngày 11 tháng 3 năm 2025
https://vietquoc.org/vu-dai-chinh-tri-the-gioi-thay-doi-tu-tay-sang-dong/#more-37957
Không có nhận xét nào