Header Ads

  • Breaking News

    Trần Mẫn Nhĩ đến Bắc Kinh tiếp sức Tập Cận Bình trước nguy cơ tứ bề?

    Trước thời điểm diễn ra Hội nghị Trung ương 4, từng động thái của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đều thu hút sự chú ý. Một nhân sĩ tại Bắc Kinh tiết lộ, Trần Mẫn Nhĩ với tư cách là người nối nghiệp Tập Cận Bình đã vào Bắc Kinh và có mặt trong danh sách Thường ủy Bộ Chính trị. Tuy nhiên, tin này chưa được chính quyền Bắc Kinh xác nhận.

    Trần Mẫn Nhĩ với tư cách là người nối nghiệp Tập Cận Bình đã vào Bắc Kinh và có mặt trong danh sách Thường ủy Bộ Chính trị.
    Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố sẽ tổ chức Hội nghị Trung ương 4 vào tháng 10 này, theo đó có tin truyền ra Trần Mẫn Nhĩ sẽ nối nghiệp Tập Cận Bình. Vào ngày 23/10, việc phân công nhiệm vụ công tác cho Trần Mẫn Nhĩ vẫn chưa được quyết định, nhưng căn cứ theo lý lịch công tác của ông Trần, có người dự đoán ông có thể sẽ tiếp quản hệ thống tuyên truyền của Ủy ban Trung ương đảng.

    Theo các bài phân tích, nguyên nhân đầu tiên khiến Tập Cận Bình phải triệu Trần Mẫn Nhĩ vào Bắc Kinh đảm nhiệm vị trí Thường ủy Bộ Chính trị là vì ông Tập đang thiếu người hỗ trợ.

    Theo các nguồn tin từ Bắc Kinh, sau Đại hội 19, “lãnh đạo tối cao” Tập Cận Bình trở thành hạch tâm, nắm quyền kiểm soát quân đội, thế nhưng trong hàng ngũ của ông Tập phần lớn là những kẻ a dua xu nịnh, còn người chân chính vì ông mà lo nghĩ thì không nhiều.

    Hơn nữa, từ sau khi Vương Hỗ Ninh dùng tư duy cánh tả thời Cách mạng Văn hóa xây dựng lý luận Tập Cận Bình đã đẩy ông Tập vào tình thế khó xử, cũng khiến ông đánh mất lòng dân. Do dó, Tập Cận Bình hiện tại chỉ có thể trông cậy vào thân tín, nhưng người đáng để ông thật sự tin tưởng lại không nhiều.

    Đồng hồ Casio giá SHOCK!

    Trong khi đó, Trần Mẫn Nhĩ là người hành sự kín đáo, không gây phẫn nộ trong dân chúng, lại được Tập Cận Bình tin tưởng. Mặt khác, thời gian gần đây Tập Cận Bình liên tục nhấn mạnh vào “đấu tranh” và sự tồn vong của đảng, đã cho thấy rất rõ mối đe dọa rất lớn đối với quyền lực mà ông Tập đang nắm giữ. Do đó, nhanh chóng tìm được người nối nghiệp là một biện pháp ứng phó tình thế nguy kịch này.

    Mặc dù Trần Mẫn Nhĩ sau khi nhậm chức tại Trùng Khánh chưa lập được công trạng gì, nhưng ông ta đối với Tập Cận Bình lại hết sức gần gũi, xem trọng lý luận “Bốn ý thức”, vậy nên ông Tập vẫn kiên quyết lựa chọn ông ta.

    Nhân sĩ Bắc Kinh cho biết, Tập Cận Bình khi mới nhậm chức lập tức đề chiến lược, lập kế hoạch với khí thế bừng bừng, thế nhưng lại vấp phải sự phản đối từ phe cánh Thượng Hải của Giang Trạch Dân, vốn là phe đối lập với thanh thế rất lớn. Tập Cận Bình khi đó phải nhờ vào “bàn tay sắt” của Vương Kỳ Sơn mới có thể đẩy mạnh “phản hủ”, thu phục được toàn bộ sức mạnh của đảng.

    Thế nhưng cũng từ đó Tập Cận Bình đã gieo mầm tai họa cho chính mình khi trở thành cái gai trong mắt các nhóm lợi ích trong đảng. Cho dù những lãnh đạo cao tầng ra sức tâng bốc, nhưng bản thân ông Tập với sự am hiểu sâu sắc cơ chế chính trị ĐCSTQ, thừa hiểu rằng những quan chức cấp cao này vốn đều xuất phát từ lợi ích và sự an toàn cho bản thân.

    Trần Mẫn Nhĩ là người hành sự kín đáo, không gây phẫn nộ trong dân chúng, lại được Tập Cận Bình tin tưởng.
    Trần Mẫn Nhĩ sẽ thay thế vị trí nào trong 7 vị Thường ủy Bộ Chính trị?

    Theo phân tích từ tình hình hiện tại, vị Thưởng ủy Bộ Chính trị có nhiều khả năng bị thay thế nhất là Triệu Lạc Tế, người đã bị Tập Cận Bình cảnh cáo trong thời gian gần đây.

    Nguyên Bộ trưởng Triệu Lạc Tế sau Đại hội 19 đã thay Vương Kỳ Sơn đảm nhiệm vị trí Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ Luật Trung ương. Trước thềm Hội nghị Trung ương 4, truyền thông Hồng Kông dẫn lời các nguồn tin từ Bắc Kinh cho biết vào ngày 18/10, ông Triệu Lạc Tế bị Tập Cận Bình cảnh cáo vì vụ dự án biệt thự bất hợp pháp ở Thiểm Tây và 100 tỷ khoáng sản cũng ở tỉnh này.

    Trước đó ông Triệu Lạc Tế vốn quản lý Ban tổ chức Trung ương, chỉ là quản lý danh sách quan chức, chiểu theo ý đồ của ông Tập Cận Bình để chọn người và dùng người, không có uy tín cá nhân. Cách đây 2 năm khi ông tiếp quản chức vụ mới từ Vương Kỳ Sơn – đang thế có thế mạnh chống tham nhũng, dựa vào lý lịch và thực lực, đã không được đánh giá cao.

    Triệu Lạc Tế vừa mới nhậm chức mới, chính quyền trung ương định vị “lưỡi đao chống tham nhũng” của ông hướng xuống, chỉ trừng trị một số “lão hổ” cấp tỉnh, bộ trở xuống đã được ông Vương Kỳ Sơn bàn giao. Thực ra rất nhiều trường hợp là tự động đầu án, ví dụ như Tần Quang Vinh, Lưu Sĩ Dư. Cái gọi là chủ động đầu án, thông thường là đều là vì có người có quan hệ trong quan trường đóng vai trò người trung gian thuyết phục, đương sự trước tiên chủ động đầu án, chính quyền “võng khai nhất diện”.

    Có thể nói, ông Triệu Lạc Tế phải bỏ công sức nhất lại chính là bắt những thuộc cấp của mình năm xưa ở tỉnh Thiểm Tây. Trong các bản tin được truyền thông nhà nước công khai trong hơn 2 năm qua, Triệu Lạc Tế vẫn chưa giành được một vị trí quyền uy trên mặt báo, thậm chí có thể nói là trầm lặng một cách lạ thường.

    Theo nhận định của ông Trịnh Trung Nguyên, bình luận viên của trang “Khán Trung Quốc” (Kan Zhong Guo), thân tín của Tập Cận Bình trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện tại chỉ có Lật Chiến Thư, do đó ông Tập đang sắp xếp để bố trí thêm người. Trần Mẫn Nhĩ có thể sẽ sớm được đưa vào nắm quyền lực trong Ủy ban này. Như vậy, Triệu Lạc Tế dù không bị xử lý, thì cũng sẽ bị tước đi thực quyền.

    Ngoài ra, phong trào biểu tình ở Hồng Kông đã bước sang tháng thứ 5 trở thành sự kiện bất lợi cho Bắc Kinh trên bình diện quốc tế. Tờ Apple Daily, trước đó đã xuất bản một bài báo nói rõ rằng rất khó để Bắc Kinh giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng tại Hồng Kông trong thời gian ngắn, trong khi ông Tập còn đang phải giải quyết phe đối lập trong đảng.

    Bài báo của Apple Daily cũng cho biết, Ủy viên Ban thường vụ Quốc hội là Hàn Chính, người của phe Giang cùng với Văn phòng Sự vụ Ma Cao – Hồng Kông và Văn phòng Liên lạc Ma Cao – Hồng Kông cũng sẽ được đánh giá lại trong Hội nghị Trung Ương 4.

    Vậy có thật sự Trần Mẫn Nhĩ sẽ thay thế vị trí một Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị? Một số người cho rằng khả năng này là không quá lớn, bởi việc thay đổi nhân sự một trong những cơ quan quyền lực nhất của ĐCSTQ sẽ gây “biến động rất lớn”. Tuy nhiên cũng không loại trừ việc Trần Mẫn Nhĩ đến Bắc Kinh đảm nhận vị trí quan trọng, đóng vai trò như một thái tử.

    Tin về Trần Mẫn Nhĩ là âm mưu của phe cánh Giang Trạch Dân?

    Nhà bình luận Lý Thiên Tiếu cho rằng, việc Phó Thủ tướng Singapore đến Trùng Khánh, ông Hàn Chính đã nhân đó ám chỉ nhân vật kế nhiệm ông Tập Cận Bình là Trần Mẫn Nhĩ. Thực ra, đây là một âm mưu của phái Giang với một số mục đích chính:

    (1) Lo lắng ông Tập Cận Bình hạ thủ nặng tay đối với một số “hổ to” phái Giang trong dịp Hội nghị toàn thể Trung ương 4, vì vậy mà ông Hàn Chính giả vờ đầu hàng. Điều này nhất quán phát biểu ôn hòa của ông Hàn Chính tại Thanh Đảo về vấn đề cởi mở đối với các tập đoàn đa quốc gia; cũng cho thấy có thể trong hiệp định thương mại Trung-Mỹ, ông Tập Cận Bình đã áp đảo được phái Giang.

    (2) Gây bất hòa mối quan hệ giữa Trần Mẫn Nhĩ và Tập Cận Bình.

    (3) Dùng vấn đề người tiếp quản ám chỉ bóng gió lại vấn đề Tập Cận Bình kéo dài nhiệm kỳ Chủ tịch nước, một lần nữa chơi đòn tâm lý khó nắm bắt.

    “Chiêu này của phái Giang là vô cùng nham hiểm. Vì xu thế thực tế hiện đã rõ ràng, ngày tàn của ĐCSTQ đã điểm, dân chúng đã từ lâu tẩy chay ĐCSTQ, các tội ác ngút trời do ĐCSTQ gây ra đang chờ ngày phán quyết, vai trò kiến thiết tương lai không có chỗ cho ĐCSTQ nên về cơ bản không còn cái gọi là người tiếp quản quyền lực. Như vậy rõ ràng ông Hàn Chính chế tác ra cái gọi là người tiếp quản là có dụng ý dùng ĐCSTQ để trói buộc ông Tập Cận Bình, để ông gánh chịu tội lỗi, để bị đào thải cùng ĐCSTQ, giúp phái Giang thoái thác tội lỗi”, ông Lý Thiên Tiếu phân tích.

    Theo tin tức từ trang web chính phủ, Hàn Chính đã thị sát Trùng Khánh từ ngày 1/10 đến ngày 15/10, khi đó ông đi cùng là Bí thư thành ủy Trần Mẫn Nhĩ, một chuyên gia về công nghệ trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật 5G, công nghệ chip, công nghệ năng lượng mới,…

    Vào ngày 15/10, Hàn Chính cùng Phó Thủ tướng Singapore là Vương Thụy Kiệt đồng chủ trì hội nghị lần thứ 15 của Ủy ban Liên hiệp Hợp tác Trung – Singapore. Cũng trong tối đó, Vương Thụy Kiệt tham dự tiệc tối do Trần Mẫn Nhĩ tổ chức. Trong buổi tiệc này, hai bên đã trò chuyện và nhắc đến “thế hệ lãnh đạo kế tiếp”, điều này đã làm dấy lên đồn đoán Trần Mẫn Nhĩ sẽ là người được Tập Cận Bình chọn nếu có biến trong Hội nghị Trung Ương 4.

    Khải Hoàn (t/h)

    (Tinh Hoa)

    Không có nhận xét nào