Header Ads

  • Breaking News

    Đại dịch COVID-19 trong năm 2021 và những năm tiếp theo (Kỳ 2. Hết)

    Viễn cảnh đáng sợ cuối năm 2020!

    Trân trọng giới thiệu bài nghiên cứu công phu và chi tiết của tác giả Megan Scudellari , đăng trên Nature vào ngày 05/8/2020.

    Người dịch: Nguyễn Hồng Duyên - Nguyễn Thị Hồng Trâm - Hà Xuân Nam


    COVID-19 sẽ hoạt động mạnh trong ít nhất 18–24 tháng tới, hoặc dưới dạng một loạt đỉnh dịch giảm dần, hoặc dưới dạng "âm ỉ".

    Lời giới thiệu: Xuất hiện từ cuối năm 2019, đến nay đại dịch COVID-19 đã tiếp diễn suốt tám tháng ròng rã, gây nên cái chết của gần 800.000 người trên toàn thế giới và sự suy thoái kinh tế mà người ta vẫn chưa thể ước lượng nổi.

    Đại dịch này sẽ còn kéo dài đến bao lâu? Virus có biến mất vĩnh viễn hay sẽ trở thành một căn bệnh mới giống như cúm mùa hàng năm? Vaccine có bảo vệ được con người an toàn trước virus này hay không?

    Trân trọng giới thiệu bài nghiên cứu công phu và chi tiết của tác giả Megan Scudellari , đăng trên Nature vào ngày 05/8/2020.

    Người dịch: Nguyễn Hồng Duyên (Khoa Y), Nguyễn Thị Hồng Trâm (Khoa Y tế công cộng), Hà Xuân Nam (Đại học Y Dược Huế).

    Hiệu đính: DS. Phạm Trần Thu Trang (Dược sĩ lâm sàng tại Toronto, Canada), TS. BS Nguyễn Hữu Châu Đức (ĐH Y Dược Huế).

    Rõ ràng mùa hè không hoàn toàn ngăn chặn được sự lây lan của virus, nhưng ở các vùng ôn đới, thời tiết ấm áp có thể khiến cho virus dễ được kiểm soát hơn. Các chuyên gia cho rằng vào nửa cuối năm 2020, có nhiều khả năng gia tăng sự lây lan của dịch bệnh.tại những vùng có thời tiết lạnh hơn.

    Lạnh + nhà kín: Virus khỏe hơn, con người yếu hơn

    Nhiều loại virus đường hô hấp ở người bao gồm cúm, các chủng virus corona khác ở người và virus hợp bào hô hấp (RSV) thường dao động theo mùa dẫn đến sự bùng phát vào mùa đông, vì vậy có khả năng SARS-CoV-2 cũng sẽ tương tự.

    Akiko Iwasaki, nhà sinh học miễn dịch tại Trường Y Yale ở New Haven (Connecticut, Mỹ) "dự tính tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 và khả năng là ngay cả kết cục của bệnh, sẽ tệ hơn vào mùa đông". Bằng chứng cho thấy không khí lạnh khô sẽ khiến virus đường hô hấp ổn định và lây lan dễ dàng hơn. Khả năng miễn dịch của đường hô hấp cũng có thể bị yếu đi do hít không khí khô.

    Ngoài ra, ông Richard Neher, một nhà sinh học máy tính tại Đại học Basel ở Thụy Sĩ cho rằng, khi thời tiết lạnh hơn, mọi người thích ở trong nhà hơn, trong khi nhà kín lại là nơi lây truyền virus cao hơn qua các giọt bắn. Mô phỏng của nhóm Neher cho thấy sự thay đổi theo mùa có thể ảnh hưởng đến sự lan truyền của virus và có thể gây trở ngại cho việc ngăn chặn dịch bệnh ở Bắc bán cầu vào mùa đông này.

    NguồnMercurynews.

    Trong tương lai, dịch SARS-CoV-2 có thể sẽ bùng phát thành từng đợt vào mùa đông. Neher cho rằng nguy cơ ở những người trưởng thành đã mắc COVID-19 có thể thấp hơn (như với bệnh cúm) nhưng chúng còn phụ thuộc vào miễn dịch với loại virus corona này sẽ biến mất nhanh như thế nào.

    Hơn nữa, theo Velasco-Hernández, chuyên gia đang cố gắng thiết lập một mô hình về cách thức các loại virus có thể tương tác với nhau, sự kết hợp của COVID-19, cúm và RSV xảy ra vào mùa thu và mùa đông có thể là một thách thức thực sự.

    Có kháng thể trong người đã từng nhiễm bệnh không?

    Hiện vẫn chưa rõ liệu việc đã từng nhiễm các chủng virus corona gây bệnh trên người khác có thể tạo ra bất kỳ sự bảo vệ nào chống lại SARS-CoV-2 không. Trong một thí nghiệm nuôi cấy tế bào có liên quan đến SARS-CoV-2 và liên quan chặt chẽ đến SARS-CoV, các kháng thể từ một virus corona này có thể liên kết với một virus corona khác, nhưng chúng không gây bất hoạt hoặc trung hòa virus.

    Để chấm dứt đại dịch, virus phải được loại bỏ hoàn toàn trên thế giới – một điều gần như là không thể xảy ra vì sự lây lan của nó - hoặc con người phải có miễn dịch đầy đủ bằng việc tiêm vaccine hoặc do đã từng nhiễm. Ước tính rằng phải có khoảng 55%–80% dân số có miễn dịch thì điều này mới xảy ra, và chúng còn tùy thuộc vào mỗi quốc gia.

    Kháng thể không phải là hy vọng lớn. Nguồn: businessinsider.

    Thật không may, các khảo sát ban đầu cho thấy còn một chặng đường dài phía trước. Ước tính từ test kháng thể - kết quả chỉ cho biết ai đã tiếp xúc với virus và tạo ra các kháng thể chống lại nó - chỉ ra rằng, chỉ có một tỷ lệ nhỏ người mắc bệnh và mô hình bệnh chứng minh cho điều này.

    Một nghiên cứu của 11 quốc gia châu Âu đã tính toán tỷ lệ nhiễm bệnh từ 3%–4% tính đến ngày 4/5/2020, được suy ra từ dữ liệu về tỷ lệ ca bệnh trên số ca tử vong và số ca tử vong đã có.

    Tại Mỹ, nơi đã có hơn 150.000 người tử vong do COVID-19, một cuộc khảo sát với hàng nghìn mẫu huyết thanh, do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) điều phối, cho thấy tỷ lệ lưu hành kháng thể trong cơ thể dao động từ 1% đến 6,9%, tùy thuộc vào vị trí.

    Điều gì xảy ra vào năm 2021 và sau đó?

    Chiều hướng của đại dịch trong năm tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự có mặt của vaccine, và thời gian hệ thống miễn dịch duy trì sự bảo vệ sau khi tiêm chủng hoặc phục hồi sau khi mắc bệnh.

    Nhiều loại vaccine tạo ra miễn dịch trong nhiều thập kỷ chẳng hạn như vaccine sởi hoặc bại liệt; trong khi những loại khác như ho gà và cúm sẽ dần mất tác dụng theo thời gian. Tương tự, một số bệnh nhiễm trùng do virus tạo ra miễn dịch kéo dài, một số khác thì chỉ tạo ra miễn dịch ngắn hạn.

    Trong một bài báo vào tháng 5 về thăm dò các tình huống có thể xảy ra, Grad, Marc Lipsitch-nhà dịch tễ học Harvard và các đồng nghiệp đã viết "Tổng tỷ lệ mắc SARS-CoV-2 đến năm 2025 sẽ phụ thuộc chủ yếu vào thời gian miễn dịch".

    Để dự đoán sự xuất hiện và biến mất của của COVID-19 ở những khu vực ôn đới như Bắc Mỹ và Châu Âu, các nhà nghiên cứu đã thiết lập mô hình về sự ảnh hưởng của các tác nhân bao gồm miễn dịch với virus corona có thể kéo dài bao lâu, vai trò của các mùa trong năm và liệu nhiễm các virus corona khác có tạo ra miễn dịch chéo hay không. Nguồn: Ref. 14 Kissler, S. M., Tedijanto, C., Goldstein, E., Grad, Y. H. & Lipsitch, M. Science 368, 860–868 (2020).

     Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác về thời gian miễn dịch SARS-CoV-2 có thể kéo dài trong bao lâu. Một nghiên cứu trên 15 bệnh nhân đã hồi phục cho thấy các kháng thể trung hòa vẫn tồn tại sau 40 ngày kể từ khi mắc bệnh; một số nghiên cứu khác cho thấy rằng nồng độ kháng thể giảm dần sau vài tuần hoặc vài tháng.

    Nếu COVID-19 cũng giống với mô hình như SARS thì các kháng thể có thể tồn tại với nồng độ cao trong vòng 5 tháng và giảm chậm trong 2-3 năm. Tuy nhiên, tạo ra kháng thể không phải là cách thức bảo vệ miễn dịch duy nhất; các tế bào trí nhớ B và T cũng bảo vệ cơ thể chống lại các đợt tấn công về sau của virus, dù vai trò của chúng trong việc lây nhiễm SARS-CoV-2 vẫn ít được biết đến.

    Bốn chiều hướng phát triển của dịch

    Để có câu trả lời rõ ràng về miễn dịch, các nhà nghiên cứu sẽ cần phải theo dõi nhiều người trong thời gian dài. Theo ông Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh Truyền nhiễm (CIDRAP) tại Đại học Minnesota (Minneapolis, Mỹ): "Chúng tôi chỉ có thể chờ đợi."

    Grad nói rằng "Nếu lây nhiễm tiếp tục tăng nhanh mà không có vaccine phòng ngừa hoặc miễn dịch bền vững thì chúng ta sẽ thấy virus lưu hành thường xuyên và rộng rãi.". Trong trường hợp đó, virus sẽ trở thành bệnh địa phương.

    "Sẽ cực kỳ khổ sở/ khốn đốn. Thực ra điều này không khó hình dung: sốt rét, một căn bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được đã gây ra cái chết của hơn 400.000 người mỗi năm"

    "Những tình huống xấu nhất này thực ra vẫn đang xảy ra ở nhiều quốc gia với những căn bệnh có thể phòng ngừa được, và cũng đã cướp đi vô vàn sinh mạng".

    Nhóm nghiên cứu của Harvard nhận định nếu loại virus này chỉ tạo ra miễn dịch ngắn hạn – (tương tự như hai loài virus corona khác ở người là OC43 và HKU1), kéo dài trong 40 tuần thì sau đó con người có thể bị mắc bệnh trở lại và tạo thành các đợt bùng dịch hàng năm.

    Một báo cáo bổ sung CIDRAP dựa trên xu hướng của tám đại dịch cúm toàn cầu, chỉ ra COVID-19 sẽ hoạt động mạnh trong ít nhất 18–24 tháng tới, hoặc dưới dạng một loạt đỉnh dịch giảm dần, hoặc dưới dạng "âm ỉ" tức lây nhiễm liên tục không thể hiện quy luật đỉnh dịch rõ ràng.

     

    COVID-19 sẽ hoạt động mạnh trong ít nhất 18–24 tháng tới, hoặc dưới dạng một loạt đỉnh dịch giảm dần, hoặc dưới dạng "âm ỉ" tức lây nhiễm liên tục không thể hiện quy luật đỉnh dịch rõ ràng.

    CIDRAP

    Tuy nhiên, những điều này vẫn chỉ là phỏng đoán, bởi vì đại dịch này cho đến nay vẫn không theo quy luật của bất kỳ đại dịch cúm nào. "Chúng ta đang ở trong đại dịch virus corona chưa từng có tiền lệ trong lịch sử loài người", theo Osterholm.

    Một khả năng khác, miễn dịch với SARS-CoV-2 là vĩnh viễn. Trong trường hợp đó, ngay cả khi không có vaccine, có thể sau khi một vụ dịch bùng phát khắp thế giới, virus có thể tự yếu đi và biến mất vào năm 2021. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu Harvard phát hiện ra rằng, nếu miễn dịch chỉ ở mức trung bình, nghĩa là kéo dài khoảng hai năm, thì sẽ có lúc tưởng như virus này đã biến mất, nhưng lại có thể bùng phát trở lại vào cuối năm 2024.

    Vaccine có thể giúp gì cho chúng ta?

    Song những dự báo đó chưa xét đến việc phát triển các loại vaccine hiệu quả. Velasco-Hernández cho biết không thể không có vaccine, do những nỗ lực và kinh phí to lớn đã được dành cho lĩnh vực này, và thực tế là một số loại ứng cử viên vaccine đã được thử nghiệm trên người.

    Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê ra 26 loại vaccine COVID-19 hiện đang được thử nghiệm ở người, trong đó có 12 loại ở giai đoạn II và 6 loại ở giai đoạn III. Wu cho rằng, ngay cả khi vaccine không mang lại sự bảo vệ tuyệt đối thì nó cũng sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và ngăn chặn tình trạng nhập viện. Tuy nhiên, ngay cả khi đã thử nghiệm vaccine thành công rồi thì cũng sẽ mất nhiều tháng để sản xuất và phân phối.

    Một dược sĩ tiêm cho Jennifer Haller mũi đầu tiên trong thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu an toàn giai đoạn đầu của một loại vaccine tiềm năng cho COVID-19 vào thứ Hai tại Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington ở Seattle. Theo AP

    Thế giới không bị ảnh hưởng như nhau bởi COVID-19. Eggo cho biết, dựa trên một mô hình toán học từ nhóm nghiên cứu của bà được xuất bản vào tháng 6 và dựa trên dữ liệu từ 6 quốc gia cho thấy rằng khả năng dễ bị lây nhiễm ở trẻ em và người dưới 20 tuổi chỉ xấp xỉ một nửa so với những người lớn tuổi thì ở các giai đoạn sau của vụ dịch, các khu vực có dân số già hơn sẽ có nhiều trường hợp mắc bệnh hơn,

    Pulliam nói rằng, "nói chung, có một điểm chung giữa mọi quốc gia, thành phố và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đó là có quá nhiều điều chúng ta chưa biết về loại virus này. Chừng nào chưa có các dữ liệu tốt hơn, thì chúng ta sẽ còn có rất nhiều những điều không chắc chắn".

    Ngay cả khi vaccine không mang lại sự bảo vệ tuyệt đối thì nó cũng sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và ngăn chặn tình trạng nhập viện.

    Megan Scudellari

    Theo Megan Scudellari (Nature)

    https://soha.vn/dai-dich-covid-19-trong-nam-2021-va-nhung-nam-tiep-theo-ky-2-

    Không có nhận xét nào