Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 25 tháng 8 năm 2020


     75% cử tri Cộng hòa nhìn nhận nước Mỹ hiện tại tốt hơn 4 năm trước và ủng hộ ông Trump

    Đại đa số cử tri đảng Cộng hòa (Mỹ) có cái nhìn lạc quan về tình hình chung của đất nước so với 4 năm trước, theo cuộc thăm dò của CBS News với những người dự Đại hội Toàn quốc (RNC) của đảng Cộng hòa.

    Theo cuộc khảo sát các cử tri đã đăng ký trên toàn quốc, 75% cử tri đảng Cộng hòa cho rằng nước Mỹ hiện tại tốt hơn so với 4 năm trước.

    Khi được hỏi dấu hiệu nào cho thấy nước Mỹ đang ở thời điểm tốt hơn so với năm 2016, có tới 82% cử tri Cộng hòa cho biết họ tin tưởng khả năng lãnh đạo của Tổng thống Trump, trong khi 7% đề cập tới nền kinh tế quốc gia, và 6% đề cập tới tài chính gia đình, theo trang tin The BL.

    70% cử tri Cộng hòa nhận định việc đảng Dân chủ mất dần quyền lực là yếu tố chính dẫn đến sự thành công của đất nước. Câu trả lời của cử tri cho thấy họ hoàn toàn không tin tưởng đảng Dân chủ.

    Theo kết quả khảo sát, đối với hầu hết cử tri Cộng hòa, Hoa Kỳ là một quốc gia có nền kinh tế vẫn “khá tốt”, bất chấp cuộc khủng hoảng virus Vũ Hán mà nước này đang phải đối mặt.

    Đại đa số cho rằng nỗ lực kiểm soát tình hình dịch virus corona hiện nay ít nhất là “có phần tốt”, và Tổng thống Trump sẽ “làm rất tốt” trong vấn đề này.

    Về vấn đề chủng tộc, đa số cử tri Cộng hòa không đồng ý với các ý tưởng của phong trào “Mạng người da đen quý giá” (Black Lives Matter – BLM), trong khi 2/3 cử tri “hoàn toàn không đồng ý”.

    Cuộc thăm dò quốc gia YouGov của CBS News tiến hành trên cùng một mẫu đại diện quốc gia áp dụng cho 2.226 cử tri Hoa Kỳ đã đăng ký. Các cử tri này được phỏng vấn trong khoảng thời gian từ ngày 19 đến ngày 21/8/2020. Biên độ sai số là ± 2.4 điểm.

    Hôm 24/8, trong cuộc bỏ phiếu trực tiếp ở Charlotte, North Carolina, đảng Cộng hòa chính thức đề cử ông Donald Trump tái tranh cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra ngày 3 tháng 11.

    Thái Lan: Một nhà hoạt động bị bắt vì biểu tình kêu gọi cải cách chế độ quân chủ


    Hôm 25/8, Cảnh sát ở Thái Lan cho biết đã bắt giữ luật sư nhân quyền Anon Nampa với cáo buộc biểu tình gây bạo loạn mà thông qua đó ông kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, theo Reuters.

    “Cảnh sát đã đưa Anon đến đồn cảnh sát để đọc cáo buộc về các cuộc biểu tình ngày 10/8 và sẽ thẩm vấn ông trước khi đưa ông ra tòa để tống giam,” Trung tướng cảnh sát Amphol Buarabporn cho Reuters biết.

    Luật sư nhân quyền Anon Nampa sẽ bị giam giữ cùng với một nhà hoạt động chính trị khác, Panupong Jadnok, người đã bị bắt hôm 24/8 trong cuộc biểu tình chống lại Thủ tướng Prayuth Chan-ocha.

    Cảnh sát cho biết cả ông Anon và Panupong đều phải đối mặt với cáo buộc vi phạm điều 116, điều khoản về xúi giục bạo loạn (sedition) và vi phạm quy định hạn chế tập trung đông người trong việc quản lý dịch bệnh COVID-19.

    Luật sư Anon, 36 tuổi, người đi đầu trong các cuộc biểu tình gần như hàng ngày trong tháng qua ở Thái Lan. Ông là người đầu tiên công khai kêu gọi thay đổi vai trò của Quốc Vương Maha Vajiralongkorn, vi phạm một điều cấm kỵ lâu đời tại đất nước này.

    Belarus : Chính quyền trấn áp đối lập, Hoa Kỳ mạnh mẽ lên án


    Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Stephen Biegun (G) trong cuộc gặp với nhà đối lập Belarus Sviatlana Tsikhanouskaya (không có trên) tại Vilnius, Litva, ngày 24/08/2020 Svetlana Tikhanovkaïa Headquarters/REUTERS

    Trước các cuộc phản kháng mạnh tại Belarus, chính quyền Minks đã chọn đối đầu và gia tăng trấn áp, nhiều nhà đối lập và lãnh đạo phong trào đã bị chính quyền bắt giữ.

    Trong chuyến thăm Litva ngắn ngủi ngày 24/08/2020 trước khi đến Matxcơva để bàn tình hình Belarus, thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ, ông Stephen Biegun đã lên án các cuộc trấn áp thô bạo của chính quyền tổng thống Lukachenko.

    Thủ lĩnh đối lập Belarus gặp Thứ trưởng Mỹ

    Phe đối lập Belarus cáo buộc Lukashenko gian lận để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hôm 9/8 trước nữ đối thủ Svetlana Tikhanovskaya. Ông Lukashenko đắc cử nhiệm kỳ thứ 6 liên tiếp với 80.23% phiếu bầu giành được.

    Phe đối lập đã tẩy chay kết quả, và biểu tình chống chính phủ nổ ra ngay sau ngày bầu cử. Các cuộc biểu tình kéo dài liên tục đến nay, với quy mô được cho là có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của đất nước.

    Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Stephen Biegun ngày 24/8 đã có cuộc gặp với bà Tikhanovskaya tại Lithuania. Thông cáo của Bộ ngoại giao Mỹ cho biết, ông Biegun khẳng định cam kết của Mỹ "đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Belarus, cũng như quyền chủ quyền của người dân nước này để chọn ra các lãnh đạo cho chính mình và tự xác định tương lai của mình".

    Ông Biegun cũng gặp gỡ Ngoại trưởng Linas Linkevicius, Bộ trưởng quốc phòng Raimundas Karoblis, cùng các quan chức khác của Lithuania để "thảo luận tình hình ở Belarus, chống lại các mối đe dọa do Nga và Trung Quốc gây ra".

    Theo lịch trình, ông Biegun công du Nga, Lithuania và Ukraine trong thời gian 24-27/8.

    Hai nhà hoạt động đối lập ở Belarus bị bắt

    Giới chức Belarus đã bắt giữ hai nhà lãnh đạo đối lập hôm thứ Hai (24/8) trong bối cảnh các cuộc biểu tình yêu cầu Tổng thống Alexander Lukashenko từ chức đã bước sang tuần thứ ba, theo The Guardian.

    Cảnh sát đã bắt giữ Sergei Dylevsky, một nhà lãnh đạo đình công nổi tiếng, và Olga Kovalkova, phụ tá của bà Svetlana Tikhanovskaya, chính trị gia đối lập đã cạnh tranh với ông Lukashenko trong cuộc bầu cử tổng thống hồi đầu tháng nhưng đã bị buộc phải sống lưu vong sau khi thất bại trong cuộc tổng tuyển cử bị cáo buộc gian lận.

    Cả Dylevsky và Kovalkova đều nằm trong ban lãnh đạo gồm 7 người của một “hội đồng điều phối” do phe đối lập thành lập để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển giao quyền lực trong nước. Hội đồng cũng bao gồm nhà đoạt giải Nobel Svetlana Alexievich.

    Các công tố viên đã khởi tố vụ án hình sự chống lại hội đồng này, tuyên bố rằng đây là một nỗ lực bất hợp pháp để tranh giành quyền lực. Ông Lukashenko cũng đã thề sẽ thực hiện “các biện pháp thích hợp” để chống lại nó.

    Iran công bố dữ liệu hộp đen máy bay Ukraine bị bắn nhầm hồi tháng 1


    Kết quả phân tích hộp đen chiếc máy bay chở khách Ukraine bị bắn hạ tại Iran hồi tháng 1 cho thấy nó đã bị trúng hai quả tên lửa cách nhau 25 giây, và hành khách vẫn còn sống một thời gian sau tác động của vụ nổ đầu tiên, Iran cho biết hôm Chủ nhật, theo Reuters.

    Thông báo của người đứng đầu Tổ chức Hàng không Dân dụng Iran Touraj Dehghani-Zanganeh là báo cáo chính thức đầu tiên về nội dung trong bản ghi âm dữ liệu và giọng nói buồng lái (hộp đen), được gửi tới Pháp phân tích hồi tháng Bảy.

    Tehran cho biết họ đã vô tình bắn hạ chiếc máy bay Ukraine hồi tháng 1 vào thời điểm căng thẳng tột độ với Mỹ. Tất cả 176 người trên máy bay đều thiệt mạng.

    Tên lửa thứ hai đã bắn trúng máy bay 25 giây sau quả đầu tiên, nhưng chỉ 19 giây được ghi lại trọn vẹn trên các đoạn ghi hình do bị tên lửa đầu tiên làm hư hại, truyền thông nhà nước Iran trích lời ông Touraj Dehghani-Zanganeh cho biết.

    “Việc phân tích dữ liệu từ các hộp đen không nên bị chính trị hóa”, ông Zanganeh nói. Tại Iran, hơn 20 người đã bị kết án tù với mức án lên đến 20 năm vì tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối vụ bắn rơi máy bay.

    Một số người Iran đã lên Twitter hôm Chủ nhật để bày tỏ sự tức giận. Một người dùng đã viết “Họ vẫn còn sống trong 19 giây… đúng là một thảm kịch”.

    Thủ tướng Anh kêu gọi đưa trẻ trở lại trường học

    Thủ tướng Anh Boris Johnson đã kêu gọi các bậc phụ huynh cho con em của họ trở lại trường học vào tháng tới, khi các trường học mở cửa trở lại sau thời gian cách ly xã hội để phòng dịch, Fox News đưa tin hôm thứ Hai.

    Ông Johnson cho rằng, việc để học sinh quay lại trường học là điều cấp thiết, vì nó là điều cần thiết cho việc giáo dục, cho quyền lợi, cho thể chất và tinh thần của con trẻ. Thủ tướng Anh cũng cho rằng nguy cơ trẻ bị nhiễm virus Vũ Hán ở trường học là “rất rất nhỏ”, vì thế các bậc phụ huynh nên mạnh dạn đưa con tới trường.

    Ông Johnson lặp lại lời khuyên từ các chuyên gia y tế Anh cho rằng trẻ em có nhiều khả năng bị tổn hại nếu không được tới trường, và ông cho rằng việc tái mở cửa các trường học là một “nghĩa vụ đạo đức”.

    Đức yêu cầu Nga điều tra vụ ông Navalny nghi bị đầu độc

    Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm thứ Hai đã kêu gọi chính phủ Nga điều tra vụ chính trị gia đối lập Alexei Navalny nghi bị đầu độc sau khi các bác sĩ Đức đã tìm thấy chất độc trong cơ thể của ông Navalny, theo Reuters.

    Ông Navalny, nhân vật thường có các phát ngôn chỉ trích kịch liệt Tổng thống Putin, đã rơi vào trạng thái hôn mê sau khi uống một tách trà trên đường từ Siberia trở về Moscow hôm thứ Năm (20/8). Sau đó ông đã được đưa tới Đức để điều trị vào thứ Bảy.

    Điện Kremlin tuyên bố không rõ nguyên nhân khiến ông Navalny đổ bệnh, và các xét nghiệm ban đầu không cho thấy ông bị đầu độc như các phụ tá của ông cáo buộc. Nhưng các bác sĩ người Đức điều trị cho ông Navalny tại một bệnh viện ở Berlin hôm thứ Hai cho biết các cuộc kiểm tra y tế cho thấy ông bị ngộ độc với một số loại chất ức chế cholinesterase.

    Bắc Kinh lập 600 trạm tuyển dụng nhân tài toàn cầu nhằm đánh cắp công nghệ tối tân

    ĐCSTQ đã xây dựng một mạng lưới toàn cầu gồm ít nhất 600 trạm tuyển dụng trên khắp thế giới nhằm chiêu mộ những chuyên gia và nhà khoa học hải ngoại để thu thập các công nghệ tối tân.

    Việc chính quyền ĐCSTQ sử dụng dự án “Nghìn nhân tài” để đánh cắp tài sản trí tuệ và công nghệ kinh doanh của Mỹ không phải là điều bí mật. Tuy nhiên, một báo cáo của Viện chính sách Chiến thuật Australia (ASPI) gần đây đã tiết lộ, chương trình “Nghìn nhân tài” chỉ là một trong số hơn 200 dự án tuyển dụng nhân tài của ĐCSTQ. Để chiêu mộ nhân tài khoa học và công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển, ĐCSTQ đã xây dựng một mạng lưới tinh vi gồm ít nhất 600 trạm tuyển dụng nhân tài trên khắp thế giới, và hiện quy mô vẫn đang được tiếp tục mở rộng.

    Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) ngày 20/8 cho hay: Các trạm tuyển dụng này được phân bổ nhiều nhất ở Hoa Kỳ với 146 trạm, tiếp theo là Đức và Úc với 57 trạm mỗi nước, Anh là 49 trạm, Canada 47 trạm, Nhật Bản 46 trạm, Pháp 46 trạm. Ngoài ra, các trạm này cũng xuất hiện ở các quốc gia xa xôi như New Zealand và Thụy Điển.

    Bộ Trưởng Đức Nhắc Châu Âu Cẩn Thận Trước Chiến Lược Chia Để Trị Của Trung Cộng


    Ông Michael Roth, bộ trưởng Châu Âu của Đức, mới đây khuyến cáo rằng Liên Âu và Trung Cộng sẽ không thể giao hảo thông thường như trước đây, sau các hành động chính trị của Bắc Kinh tại Hong Kong. Đồng thời, ông Roth cũng kêu gọi các quốc gia thành viên EU không nên e ngại việc đối đầu với Bắc Kinh.

    Trong bài viết trên tạp chí Der Spiegel của Đức về thái độ gần đây của Trung Cộng, ông Roth cho biết trong năm nay, mục tiêu ưu tiên của Đức sẽ là củng cố năng lực của EU nhằm chống lại chiến lược chia để trị của Bắc Kinh. Ông Roth, nhân vật cao cấp thứ 2 trong Bộ Ngoại Giao Đức, cũng chất vấn việc các nước EU phụ thuộc vào công ty Huawei của Trung Cộng, và nói rằng các quốc gia này trước tiên nên nghĩ đến các nhà cung cấp Châu Âu khi cần mua thiết bị công nghệ 5G.

    Bộ trưởng Đức cũng lên án Trung Cộng về chế độ chính trị độc tài của nước này, gọi đây là hệ thống trái ngược hoàn toàn với những giá trị căn bản của châu Âu. Ông Roth cáo buộc Trung Cộng đang tìm cách chia rẽ các thành viên EU, sau đó lần lượt làm suy yếu những quốc gia này. Viên chức này thêm rằng các thành viên EU sẽ làm suy yếu toàn tổ chức, nếu họ từ bỏ các giá trị Châu Âu để chạy theo các thỏa thuận song phương với Trung Cộng.

    Phương Tây Đồng Loạt Đối Phó Trung Cộng Do Vấn Đề Hong Kong – Ngô Bảo


    Tin London, Anh Quốc – Trung Cộng vào tháng trước đã ban hành luật an ninh quốc gia tại Hong Kong, khiến nước này nhận chỉ trích từ toàn bộ thành viên nhóm G7, những quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới. Nhiều quốc gia đã ngay lập tức hành động, như cấm xuất cảng thiết bị công nghệ cao đến Hong Kong, và mở đường cho người Hong Kong nhập cư.

    Vào thứ Ba, 14 tháng 7, Anh Quốc ra lệnh cấm hãng Huawei của Trung Cộng tham gia mạng 5G của nước này. Đến thứ Tư, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ban hành các lệnh hạn chế visa mới, chống lại một số nhân viên của Huawei và các hãng công nghiệp khác của Trung Cộng.

    Trong tuần này, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Robert O’Brien của Hoa Kỳ sẽ công du Châu Âu cùng người phụ tá là ông Matthew Pottinger, một chuyên gia về Trung Cộng.

    Ông Tập cảnh báo Trung Quốc đối mặt ‘thời kỳ biến động hỗn loạn’

    Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 24/8 cảnh báo nền kinh tế nước này đang phải đối mặt “thời kỳ biến động hỗn loạn”, rủi ro thị trường bên ngoài gia tăng vì Covid-19 và căng thẳng với Mỹ, theo The Economic Times.

    Ông Tập hôm 24/8 chủ trì hội thảo tại Bắc Kinh với các cố vấn và các nhà kinh tế để thảo luận về những xu hướng kinh tế trung và dài hạn.

    Ông nói Trung Quốc phải chuẩn bị cho “một thời kỳ biến động hỗn loạn” vì đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ, tác động đến nền kinh tế thế giới và làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

    “Trong giai đoạn sắp tới, chúng ta phải đối mặt với ngày càng nhiều sóng gió từ môi trường bên ngoài và chúng ta phải chuẩn bị để đối phó với hàng loạt rủi ro và thách thức mới”, Tân Hoa Xã dẫn lời phát biểu của Tập Cận Bình.

    Ông Tập cho biết thị trường nội địa sẽ “chi phối chu kỳ kinh tế quốc gia” trong tương lai, nhưng tuyên bố sẽ mở cửa nền kinh tế Trung Quốc hơn nữa.

    Mỹ bắt nhà nghiên cứu NASA dính líu đến Bắc Kinh

    Bộ Tư pháp Mỹ hôm 24/8 thông báo bắt nhà nghiên cứu Zhengdong Cheng vì không khai báo tham gia chương trình tuyển dụng nhân tài của chính phủ Trung Quốc khi làm ở NASA, theo SCMP.

    Giáo sư Cheng, 53 tuổi, làm việc tại Đại học Texas A&M, đang đối mặt các cáo buộc âm mưu phạm tội, khai báo gian dối và lừa đảo qua mạng lưới thông tin liên lạc. Âm mưu phạm tội và khai báo gian dối có thể khiến ông Cheng đối mặt mức án 5 năm tù cho mỗi tội danh, trong khi tội lừa đảo qua mạng lưới thông tin liên lạc có thể dẫn tới mức án 20 năm tù.

    Ông John Demers, Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ về an ninh quốc gia, nói rằng: “Một lần nữa, chúng ta đã chứng kiến hậu quả có thể phát sinh khi không tiết lộ việc tham gia vào chương trình tuyển dụng nhân tài của chính phủ Trung Quốc”.

    Cựu đại sứ Nikki Haley: ‘Đảng Dân chủ luôn đổ lỗi cho nước Mỹ trước tiên’

    Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley hôm 24/8 đã mượn lời của một cựu đồng cấp từ thời Tổng thống Ronald Reagan để nhấn mạnh: “Đảng Dân chủ luôn đổ lỗi cho nước Mỹ trước tiên”, theo Daily Caller.

    Bà Haley mở đầu bài phát biểu tại hội nghị quốc gia của đảng Cộng hoà vào tối ngày 24/8 (giờ Mỹ): “Tôi sẽ bắt đầu với một câu chuyện nhỏ. Đó là về một vị Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, và một phát biểu mà bà đã nói tại hội nghị tương tự thế này… Đại sứ đó đã nói và tôi xin trích nguyên văn rằng ‘Đảng Dân chủ luôn đổ lỗi cho nước Mỹ trước tiên'”.

    “Đó là vào năm 1984. Tổng thống khi đó là ông Ronald Reagan, và phát biểu của Đại sứ Jane Kirkpatrick vẫn đúng với ngày nay. Ông Joe Biden và đảng Dân chủ vẫn đổ lỗi cho nước Mỹ trước tiên. Ông Donald Trump đã luôn đặt nước Mỹ lên trên hết”, bà Haley nói tiếp.

    Bà Haley còn chỉ trích chính quyền Obama và cựu Phó Tổng thống Joe Biden vì để Iran “thoát tội sát nhân”, đồng thời tiếp tục chuyển tiền tới quốc gia mà thường công khai hận thù nước Mỹ.

    Cựu đại sứ Haley sau đó tán dương thành tích của Tổng thống Trump trong lĩnh vực kinh tế và việc làm, cũng như so sánh điều đó với các quy định và thủ tục hành chính dưới thời chính quyền Obama-Biden.

    Seoul đóng cửa trường học

    Hàn Quốc hôm nay đã ra lệnh cho hầu hết các trường học ở Seoul và các khu vực lân cận đóng cửa và chuyển sang giảng dạy trực tuyến, theo Reuters.

    Bộ Giáo dục cho biết tất cả học sinh, ngoại trừ học sinh trung học, ở Seoul, Incheon và tỉnh Geonggi sẽ học trực tuyến cho đến ngày 11/9.

    Không có nhận xét nào