Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 5 tháng 11 năm 2020








    Bầu cử Mỹ : Phong trào ủng hộ Trump lan rộng hơn và vững chắc hơn

    Những người ủng hộ Donald Trump tập hợp ở bên ngoài Thư viện John F. Kennedy Library, tại Miami, Florida, Hoa Kỳ, ngày 03/11/2020. REUTERS - MARIA ALEJANDRA CARDONA

    Cho dù người thắng cuộc trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần này là ai đi nữa, thì một điều chắc chắn là phong trào ủng hộ Donald Trump đã lan rộng hơn, vững chắc hơn là người ta tưởng và phong trào sẽ tiếp tục tồn tại sau bầu cử, theo nhận định của hãng tin AFP hôm qua, 04/11/2020.

    Cho tới nay người ta vẫn nghĩ rằng thành phần cử tri của nhà tỷ phú New York chủ yếu là những người Mỹ da trắng, lớn tuổi và sống tập trung ở nông thôn. Nhưng trong cuộc bầu cử lần này, ít nhất là ông Donald Trump sẽ có tổng số phiếu bầu đứng hàng thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ, sau Joe Biden và Barack Obama (năm 2008).

    Tuy chỉ có một thiểu số trong cộng đồng người gốc Mỹ Latinh ủng hộ, ứng cử viên Cộng Hòa đã huy động được thành phần cử tri này để giành thắng lợp áp đảo tại Florida, một trong những bang có tính chất quyết định trong mọi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

    Hôm qua, cây viết xã luận của tờ nhật báo Philadelphia Abraham Gutman đã ghi nhận : « Trước cuộc bầu cử, nhiều chuyên gia giải thích với chúng tôi rằng Trump không thu hút được thêm cử tri theo phe của ông ». Vậy mà, tổng thống mãn nhiệm ít nhất đã thu được thêm 4 triệu cử tri so với năm 2016.

    Ông Gutman viết thêm : « Cho dù kết quả như thế nào, báo chí sẽ phải nghiêm túc tự hỏi : vì sao đã có không biết bao nhiêu bài báo nói về cử tri của Trump, vậy mà chẳng ai thấy là phong trào ủng hộ ông đã phát triển mạnh như thế nào. »

    Trong những tháng qua, hàng chục cuộc mít tinh của ông Donald Trump đều thu hút rất đông người. Ấy là chưa kể vô số những cuộc tuần hành bằng xe hơi, môtô, hay bằng tàu để ủng hộ ứng cử viên Cộng Hòa.

    AFP trích lời ông Jim Worthington, sáng lập viên hiệp hội People4Trump, tại Newton, bang Pennsylvania : « Các ủng hộ viên tôn sùng ông, bởi vì ông đặt nước Mỹ và người dân Mỹ lên trên hết ».

    TT Trump nói có điều gì đó ‘rất kỳ lạ’ trong kiểm phiếu


    Tổng thống Donald Trump nghi ngờ kết quả kiểm phiếu qua thư khi ông đang bị đối thủ Joe Biden dẫn trước về phiếu đại cử tri.

    “Tối qua, tôi đang dẫn trước, thường là rất vững chắc, tại nhiều bang chủ chốt, gần như là tất cả các bang do đảng Dân chủ kiểm soát. Đột nhiên, lợi thế dẫn trước biến mất một cách thần kỳ khi các phiếu bầu qua thư được kiểm. Rất kỳ lạ, và những “các thăm dò dư luận” đã sai hoàn toàn”, Tổng thống Trump viết trên Twitter ngày 4/11.

    Tuy nhiên, dòng tweet này của ông Trump đã bị kiểm duyệt, với lý do “nội dung gây tranh cãi hoặc sai lệch về bầu cử”.

    Dòng tweet trên được đăng vài giờ sau khi TT Trump, trong một cuộc họp báo vào trưa 4/11 (giờ VN) nói rằng có “một nhóm người rất đáng buồn” đang cố gắng gian lận cuộc bầu cử này và tuyên bố sẽ đưa vụ việc lên Tòa án Tối cao.

    Thế giới hồi hộp chờ kết quả bầu cử Mỹ


    Không chỉ người Mỹ, người dân thế giới cũng đang hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử khi hai ứng viên vẫn bám đuổi sít sao.

    Hầu hết lãnh đạo và các ngoại trưởng thế giới “án binh bất động”. “Chúng ta hãy chờ xem kết quả ra sao”, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Anh Dominic Raab. “Tình thế hiện giờ có mức độ bất ổn rất lớn. Cuộc đua sít sao hơn nhiều người nghĩ”.

    “Chúng ta sẽ chỉ biết ai là người chiến thắng sau khi tất cả phiếu bầu được kiểm”, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier nói hôm 4/11.

    Trên Twitter, các từ khóa Trump, Biden và Bầu cử Mỹ 2020 đang nằm trên top thịnh hành tại nhiều nơi trên thế giới như Nga, Pakistan, Malaysia, Keny, khắp châu Âu và Mỹ Latinh.

    Nga, nước bị giới chức Mỹ cáo buộc cố gắng can thiệp bầu cử, chưa đưa ra phản ứng chính thức nào.

    Chính quyền Trung Quốc nói rằng bầu cử là vấn đề nội bộ và họ “không có ý kiến gì”.

    Ở Úc, đám đông theo dõi kết quả trong một quán bar ở Sydney. Một người tên là Glen Roberts nói: “Từ hồi Trump bước chân vào chính trường, tin tức thú vị hơn rất nhiều. Mọi người không bao giờ lường trước được ông ấy sẽ nói gì, thật là hay. Tin tức sẽ nhạt đi nếu Trump thua”.

    Trong khi đó, có những người cho biết cuộc bầu cử Mỹ sẽ có tác động đến người dân toàn thế giới.

    Chuyên gia: Dù TT Trump hay ông Biden thắng, ĐCSTQ vẫn thua

    Ông Marion Smith, Giám đốc điều hành Quỹ Kỷ niệm Nạn nhân Cộng sản tại Washington nhận định trên tờ USA Today, tổng tuyển cử Mỹ năm 2020, dù ông Trump hay ông Biden thắng, kẻ thua lớn nhất vẫn là Đảng Cộng sản trung Quốc (ĐCSTQ).

    Theo ông Marion Smith, dù ông Trump hay ông Biden đắc cử, thì Mỹ đều có khả năng chọn lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Một trong những lý do chính là thái độ của người dân Mỹ đối với Trung Quốc.

    Ông Marion Smith chỉ ra, mặc dù nhân vật chính trị Mỹ trong 40 năm qua đều lấy lòng Trung Quốc nhưng người Mỹ vẫn giữ tâm phòng bị đối với chủ nghĩa Cộng sản. Đặc biệt, sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán và Bắc Kinh đàn áp nền dân chủ Hồng Kông, ⅔ người Mỹ có cái nhìn tiêu cực đối với chính quyền Trung Quốc.

    Nhìn nhận hai ứng cử viên tổng thống là ông Trump và ông Biden, ông Marion Smith cho rằng, ông Trump chuyển chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sang phương hướng tự tin hơn, cộng thêm việc ông Trump rất nỗ lực khôi phục ngành sản xuất cũng như trừng phạt nghiêm doanh nghiệp Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ.

    Bắc Kinh phản đối Mỹ bán máy bay không người lái cho Đài Loan

    Bắc Kinh hôm thứ Tư (4/11) tuyên bố Washington đã gửi những tín hiệu sai trái và nghiêm trọng tới lực lượng quân sự Đài Loan khi Bộ Ngoại giao Mỹ phê chuẩn thỏa thuận bán thương vụ bán máy bay không người lái tối tân cho hòn đảo.

    Reuters đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết trong cuộc họp báo thường nhật ngày 4/11, Bắc Kinh sẽ có những phản ứng cần thiết trước vụ việc này.

    Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 3/11 thông báo bán 4 máy bay không người lái MQ-9B cùng các thiết bị liên quan và chương trình đào tạo nhân sự, trị giá 600 triệu USD cho Đài Loan đã chính thức thông báo cho Nghị viện. Nghị viện có 30 ngày để xem xét thương vụ. Tuy nhiên, do cả hai đảng đều ủng hộ việc bảo vệ Đài Loan, nên Nghị viện khả năng cao sẽ phê duyệt thương vụ này.

    Bộ trưởng Hungary nhiễm nCov sau khi gặp Thủ tướng Campuchia

    Người đứng đầu Bộ Y tế Hungary hôm 4/11 cho biết, Ngoại trưởng nước này đã có kết quả dương tính với virus cúm Vũ Hán ở Thái Lan, một ngày sau khi ông gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

    Theo AFP, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto đã bay tới Phnom Penh hôm 3/11 để ký kết các thỏa thuận về quản lý hàng không dân dụng, nông nghiệp và nước, cũng như mở lại đại sứ quán sau 25 năm gián đoạn. Ông Szijjarto đã chụp hình với Thủ tướng Hun Sen và không đeo khẩu trang.

    Ngoại trưởng Hungary cũng gặp mặt người đồng cấp Campuchia và bắt tay với một nhóm các bộ trưởng khác.

    Vào tối 3/11, ông Szijjarto đến Bangkok và nhanh chóng được đưa đến bệnh viện sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm Vũ Hán.

    Các cuộc họp theo lịch trình của Ngoại trưởng Szijjarto tại thủ đô Thái Lan đã bị hủy và một máy bay đã được đặt từ Hungary để đưa ông về nước.

    Biển Đông: Manila cho phép tập đoàn Philippines khoan thăm dò, không chờ Bắc Kinh

    Philippines vào hôm qua, 04/11/2020, cho biết là một tập đoàn của nước này có thể thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông đang tranh chấp, mà không có Trung Quốc. Theo giới quan sát, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy lập trường cứng rắn hơn của Manila đối với Bắc Kinh.

    Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, bộ trưởng Năng Lượng Philippines Alfonso Cusi cho biết là tập đoàn PXP Energy Corp có thể khảo sát khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) ở vùng biển tranh chấp, ngay cả khi không hợp tác với tập đoàn Trung Quốc CNOOC (China National Offshore Oil Corp). Một đơn vị của PXP, đang đàm phán hợp tác với CNOOC, hiện giữ quyền thăm dò dầu khí trong khu vực này theo Hợp Đồng Dịch Vụ 72, một trong năm hợp đồng đã được phép tái lập việc thăm dò.

    Trong một cuộc họp báo, khi được hỏi là liệu PXP có phải xin phép Trung Quốc trước khi tiến hành công việc hay không, ông Cusi đã trả lời: “Nếu PXP có thể tự làm, thì cứ việc làm… Còn nếu không thể làm được và cần đối tác, thì họ phải hợp tác với Trung Quốc”.

    Vào tháng trước, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã xóa bỏ lệnh cấm 6 năm đối với hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông, một quyết định mà phát ngôn viên của ông mô tả như là sự khẳng định các quyền của Philippines trong vùng biển tranh chấp.

    Nhà lãnh đạo Philippines gần đây đã có lập trường cứng rắn hơn chống lại Trung Quốc và ngả về phía Mỹ, quốc gia cũng đang đẩy mạnh chỉ trích các hành động của Bắc Kinh ở vùng biển tranh chấp.

    Theo ông Gregory Poling, giám đốc cơ quan Sáng Kiến ​​Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI), tại Washington, Trung Quốc có thể sẽ ngăn chặn hoạt động thăm dò mới ở các vùng biển tranh chấp, như trong các tranh chấp gần đây với Việt Nam và Malaysia.

    Philippines đình chỉ kế hoạch điều động dân quân giữ biển

    Cũng liên quan đến Biển Đông, các quan chức quốc phòng Philippines hồi tháng trước cho biết họ đang xem xét việc tuyển dụng ngư dân vào các đơn vị dân quân trên Biển Đông tương tự như các đơn vị mà Bắc Kinh sử dụng. Tuy nhiên, vào hôm qua, ông Hermogenes Esperon, cố vấn an ninh quốc gia Philippines, cho biết kế hoạch vẫn chưa được "đúc kết", vì Manila muốn tránh "các hành động có thể gây hiểu lầm” và Manila “không phải là đang có chiến tranh với Trung Quốc”.

    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào