Header Ads

  • Breaking News

    Bản quy hoạch điện gây nhiều tranh cãi đã được trình lên Chính phủ Việt Nam

    Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới 2045 hay còn gọi là Quy hoạch điện 8 đã được 100% thành viên Hội đồng Thẩm định thông qua và trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Báo nhà nước Việt Nam đưa tin ngày 1/4.

    Bản quy hoạch điện gây nhiều tranh cãi đã được trình lên Chính phủ Việt Nam

    Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải tại buổi họp báo thường kỳ tổ chức 31/3/2021 cho biết, Quy hoạch điện 8 trước khi được Bộ Công Thương ký trình Thủ tướng Chính phủ đã được lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, ban ngành liên quan đồng thời được đăng tải trên website của Bộ để lấy ý kiến cộng đồng. Ông cũng cho biết, toàn bộ nội dung chính tiếp thu giải trình các đóng góp đã được tăng tải trên website của Bộ vào ngày 17/3 theo quy định.

    Theo đó, cơ cấu nguồn điện sẽ được phát triển theo hướng đa dạng hơn, dành sự ưu tiên cao cho phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) với cơ cấu và sự phân bố hợp lý hơn giữa từng khu vực, từng miền, không phụ thuộc vào bất kỳ một loại hình nguồn điện nào, đồng thời hạn chế tối đa việc phát triển các nguồn điện gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới môi trường, phù hợp với các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc chống lại các nguy cơ gây biến đổi khí hậu. Một điểm mới nổi bật nữa của Quy hoạch là đảm bảo tính mở và linh hoạt.

    Ông Hải cho biết bản quy hoạch cũng được xây dựng bài bản, công phu. Hội đồng thẩm định do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng là Chủ tịch đã tổ chức 2 buổi thẩm định và tại buổi thứ hai, hội đồng đã nhất trí thông qua toàn bộ các nội dung của Quy hoạch với số phiếu đạt 100%.

    Mặc dầu Bộ Công thương tỏ ra lạc quan như vậy nhưng giới chuyên môn vẫn không khỏi nghi ngại về một số điểm cơ bản trong bản quy hoạch này, đặc biệt là vấn đề phát triển điện than và điện năng lượng tái tạo. Nếu tình hình không có gì thay đổi so với nội dung tiếp thu được Bộ này giới thiệu vào ngày 17/3, Việt Nam dự kiến vẫn phát triển gần 17 tỷ GW điện than trong giai đoạn 2021-2030, tăng gấp 83% so với công suất hiện tại. Trong khi đó, NLTT tuy được xem là lợi thế ưu tiên phát triển nhưng điện mặt trời chỉ được quy hoạch phát triển thêm 2GW trong giai đoạn này. Tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi của Việt Nam được đánh giá lên đến 162,2 GW thì công suất quy hoạch cho loại hình này cũng chỉ ở mức 2-3 GW trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Giới chuyên môn cho rằng các con số về NLTT trong bản quy hoạch đã lạc hậu so với thực tế và có nguy cơ kìm hãm sự phát triển các thế mạnh này của Việt Nam.

    https://www.rfa.org/

    Không có nhận xét nào