Header Ads

  • Breaking News

    Bộ GD-ĐT ra văn bản yêu cầu ‘thí điểm thử ma túy cho học sinh, sinh viên’?

    Dư luận tại Việt Nam đang có nhiều ý kiến trái chiều trước kế hoạch số 455 “Triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao trong Chương trình công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm năm 2021” được ban hành hôm 10/5, do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh ký.

    Bộ GD-ĐT ra văn bản yêu cầu ‘thí điểm thử ma túy cho học sinh, sinh viên’?

    Theo báo Nhân Dân, kế hoạch 455 có mục đích “triển khai các nội dung công việc được giao tại Chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm… giáo dục pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và kỹ năng phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, sinh viên”.

    Tuy nhiên, tại nhiệm vụ số 4 và số 8 của Kế hoạch 455 lại yêu cầu “thí điểm… thử ma túy” và “dự phòng nghiện ma túy” cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Cụ thể:

    Nhiệm vụ số 4 yêu cầu: “Phối hợp thí điểm tại một số địa phương về thử ma túy cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong trường học và khi điều khiển các phương tiện giao thông”.

    Nhiệm vụ số 8 yêu cầu: “Xây dựng, triển khai kế hoạch dự phòng nghiện ma túy cho thanh niên, thiếu niên và học sinh, sinh viên”.

    Với kế hoạch này, báo Người Lao Động dẫn lời một giáo viên cho hay: “Tôi không hiểu tại sao Bộ GD-ĐT lại thí điểm thử ma túy cho học sinh? Không biết văn bản này có sai sót gì hay không nhưng điều này là quá bất ngờ và sốc”.

    Sau phản ứng của dư luận, Bộ GD-ĐT tiếp tục có văn bản số 2043 do Vụ trưởng Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên Bùi Văn Linh ký, hướng dẫn làm rõ hơn về một số nhiệm vụ trong Kế hoạch 455.

    Theo văn bản 2043, nhiệm vụ số 4, cụm từ “thử ma túy” được hiểu là “xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể”. Nhiệm vụ số 8, cụm từ “dự phòng nghiện ma túy” được hiểu là “hoạt động phòng ngừa nghiện ma túy”. Tuy nhiên, văn bản này tiếp tục vấp phải phản ứng của dư luận.

    Một chuyên gia giáo dục nhận xét trên báo Người Lao Động: “Văn bản của Bộ GD-ĐT phải rõ ràng, chính xác, chứ không thể để ai hiểu thế nào thì hiểu. Nếu văn bản sai thì phải thu hồi chứ không phải là ra một cái hướng dẫn tiếp tục gây phản ứng như vậy”.

    Trước đó, Bộ GT-ĐT từng ra dự thảo “học sinh, sinh viên bán dâm lần thứ 4 sẽ bị đuổi học” đã khiến “nhiều cử tri bày tỏ sự lo lắng nghi ngờ về năng lực, uy lực, tâm lực của bộ máy quản lý giáo dục”.

    Không có nhận xét nào