Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 04 tháng 6 năm 2021

    Lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing, ngày hôm nay, 04/06/2021, đã tiếp hai đặc sứ ASEAN về Miến Điện, thứ trưởng Ngoại Giao Brunei, Erywan Pehin Yusof, và tổng thư ký Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á, Lim Jock Hoi, tại thủ đô Naypyidaw.
    Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 04 tháng 6 năm 2021

    Đặc phái viên ASEAN đến quan sát và đánh giá tình hình Miến Điện là một trong những yêu cầu được lãnh đạo khối Đông Nam Á đưa ra nhân thượng đỉnh ở Jakarta, Indonesia, hồi tháng 4/2021, nhằm tìm giải pháp thoát khủng hoảng. Thông tin lãnh đạo tập đoàn quân sự tiếp các đặc phái viên ASEAN được một quan chức Miến Điện xin được giấu tên tiết lộ với hãng tin Pháp AFP. Một nguồn tin thứ nhì bổ sung thêm là Naypyidaw sẽ cung cấp thêm thông tin sau buổi làm với các đại diện của ASEAN.

    Tới nay đã có hơn 800 người thiệt mạng kể từ sau cuộc đảo chính tại Miến Điện do quân đội tiến hành ngày 01/02/2021. Công luận Miến Điện hoài nghi về hiệu quả của chuyến đi này. Thông tín viên đài RFI Juliette Verlin từ Rangoon gửi về bài tường trình :

    « Phản ứng trên các mạng xã hội Miến Điện về chuyến đi của hai đặc sứ ASEAN rất rõ ràng. Dân cư mạng không xem đây là những đặc phái viên mà cuộc họp thượng đỉnh hồi tháng Tư ở Indonesia đề cập đến. Đây chỉ là một chuyến viếng thăm và mục đích của chuyến đi này không được công bố cho người dân biết.

    Từ sau cuộc đảo chính, Hiệp Hội ASEAN đã có một số cử chỉ ngoại giao, nhưng vẫn tồn tại nghi vấn về ảnh hưởng thực sự của khối này đối với Miến Điện. Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu đã ban hành các biện pháp trừng phạt nhắm vào giới tướng lĩnh Miến Điện và gia đình của họ, nhưng các nước thành viên ASEAN vẫn khó có thể có được một hành động chung.

    Cũng ít có khả năng phái đoàn ASEAN gặp được chính phủ chống chính quyền quân sự, do những người ủng hộ bà Aung San Suu Kyi lập ra, bởi vì tập đoàn quân sự coi những người trong chính phủ này là những kẻ « khủng bố ». Mọi thảo luận, trao đổi với những thành phần nói trên đều có thể dẫn đến việc truy tố.

    Giới tướng lãnh Miến Điện thông báo sẽ sớm thông tin về cuộc tiếp xúc với phái đoàn ASEAN. Trong mắt phe chống đảo chính, cuộc gặp này bị coi là một hình thức ủng hộ tập đoàn quân sự về mặt chính trị ».

    Hôm qua 03/06, tướng Ming Aung Hlaing đã tiếp chủ tịch Hiệp Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế, ông Peter Maurer. Lãnh đạo Hội đã yêu cầu chính quyền Naypyidaw « mở rộng các vùng cho nhân viên Chữ Thập Đỏ được phép hoạt động », đặc biệt là tại những nơi có xung đột giữa quân đội với các sắc tộc thiểu số.

    Còn tổ chức Chương Trình Lương Thực Thế Giới (PAM) thẩm định là trong vài tháng tới, sẽ có tới 3,4 triệu dân Miến Điện cần được cứu trợ. Do vậy PAM dự trù nhân lên gấp ba khả năng can thiệp hỗ trợ tại quốc gia Đông Nam Á này.

    Việt Nam nằm trong số các quốc gia được Hoa Kỳ hỗ trợ Covid-19 vaccine


    Hôm thứ Năm 3/6, ông Biden đã vạch ra kế hoạch phân phối 80 triệu liều vaccine Covid-19 trên toàn cầu, với 75% sẽ được phân phối thông qua chương trình COVAX và 25% hỗ trợ trực tiếp cho một số các nước.

    Ông Biden trước đó đã cam kết xuất cảng 80 triệu liều vaccine COVID-19 sang các nước trên thế giới vào cuối tháng này.

    Tòa Bạch Ốc cho biết đối với liều lượng được chia sẻ thông qua COVAX, Washington sẽ ưu tiên các quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribbean, Nam và Đông Nam Á cùng với châu Phi để giúp ngăn chặn các ca nhiễm mới.

    Lô vaccine hỗ trợ đầu tiên sẽ gồm 25 triệu liều, không bao gồm vắc-xin AstraZeneca.

    Người chịu trách nhiệm phân phối COVID-19 của Nhà Trắng Jeff Zient nói với các phóng viên: “Quá trình xuất khẩu 25 triệu đầu tiên đang được tiến hành.”

    “Chúng tôi sẽ cung cấp 80 triệu liều theo cam kết của tổng thống vào cuối tháng 6.”

    Ông cho biết đợt đầu tiên đến từ nguồn cung cấp của liên bang và sẽ bao gồm ba loại vaccine được cấp phép sử dụng khẩn cấp hiện tại của Hoa Kỳ: Johnson & Johnson, Moderna và Pfizer-BioNTech.

    Theo kế hoạch, trong số 25 triệu liều đầu tiên, khoảng 7 triệu liều được phân phối cho châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Afghanistan, Việt Nam, Papua New Guinea và Đài Loan.

    Khoảng 6 triệu liều sẽ được phân phối cho các quốc gia ở Nam và Trung Mỹ và Caribbean, bao gồm Brazil, Argentina, Colombia, Costa Rica, Peru, Guatemala và Haiti.

    Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết 5 triệu liều sẽ dành cho châu Phi và sẽ được phân phối với sự phối hợp của Liên minh châu Phi.

    Ông Biden nói rằng 6 triệu liều còn lại trong tổng số 25 triệu liều ban đầu sẽ được chia sẻ trực tiếp cho các quốc gia đang trải qua các làn sóng dịch mới hoặc đang gặp khủng hoảng, cũng như với các đối tác và láng giềng như Canada, Mexico và Hàn Quốc.

    Ông Jake Sullivan nhấn mạnh Hoa Kỳ muốn “giữ sự linh hoạt” về việc phân bổ liều lượng bên ngoài COVAX.

    COVAX đã phân phối gần 80 triệu liều đến 127 vùng lãnh thổ, với loại vắc-xin AstraZeneca chiếm 97% số liều được cung cấp cho đến nay, phần còn lại là Pfizer-BioNTech.

    Ngoài hỗ trợ vaccine, Tòa Bạch Ốc cũng dỡ bỏ các đặc quyền thông qua Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA) từng trao cho một số hãng dược như AstraZeneca, Sanofi-GlaxoSmithKline và Novavax. Đặc quyền này cho phép các hãng dược của Mỹ được ưu tiên tiếp cận trang thiết bị, nguồn cung để sản xuất vaccine ngừa COVID-19.

    Việc dỡ bỏ các đặc quyền này được cho là sẽ tạo điều kiện cho nhiều hãng dược lớn khác trên thế giới được tiếp cận thêm nguồn cung phục vụ sản xuất vắc-xin.

    WHO kết luận biến thể Việt Nam không phải là chủng mới


    Kidong Park, đại diện WHO tại Việt Nam, nói với Nikkei Asia hôm thứ Tư trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến: “Hiện tại không có biến thể lai mới nào ở Việt Nam dựa trên định nghĩa của WHO.

    TOMOYA ONISHI, Nikkei s

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã gây sốc cho các nhà đầu tư toàn cầu hôm thứ Bảy, ám chỉ rằng một biến thể mới được phát hiện có thể đã góp phần làm bùng phát dịch bệnh trong lòng động cơ kinh tế của đất nước. Long cho biết chính phủ đã phát hiện ra "một biến thể COVID-19 mới" kết hợp các đặc điểm của hai biến thể hiện có lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ và Vương quốc Anh.

    Kidong Park, đại diện WHO tại Việt Nam, nói với Nikkei Asia hôm thứ Tư trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến: “Hiện tại không có biến thể lai mới nào ở Việt Nam dựa trên định nghĩa của WHO.

    "Biến thể được phát hiện là biến thể Delta, với các đột biến bổ sung và cần quan sát thêm. Chúng tôi cần theo dõi trong vài tuần tới", ông nói khi đề cập đến biến thể "delta" mới được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ và xuất hiện ở các quốc gia khác .

    "Đây là trong biến thể [delta] hiện có. Nó là một đột biến bổ sung", Park giải thích và nói thêm "vì hiện tại, không có cảnh báo đáng báo động nào từ WHO.

    Park cũng nhấn mạnh rằng biến thể delta rất nguy hiểm vì nó rất dễ lây lan và lây lan rất nhanh.

    Son Nghiêm, một thành viên nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Kinh tế Y tế Ứng dụng của Đại học Griffith ở Úc, đồng ý rằng không cần thiết phải có cảnh báo mới của WHO vào lúc này. Ông Nghiêm nói với Nikkei Asia tuần trước: “Theo hiểu biết của tôi, các đợt bùng phát ở Bắc Giang và Bắc Ninh chủ yếu có liên quan đến biến thể của người Ấn Độ.

    Ông Park cho biết rất khó để biết khi nào Bắc Giang và Bắc Ninh, nơi có các nhà máy của các nhà sản xuất quốc tế bao gồm Samsung Electronics, sẽ có thể chấm dứt dịch bệnh.

    Từ cuối tháng 4, hơn 400 công ty - với 65.000 công nhân - đã ngừng sản xuất tại Bắc Ninh. Tại Bắc Giang, bốn trong số sáu khu công nghiệp buộc phải đóng cửa vào ngày 18/5, ảnh hưởng đến ít nhất 140.000 công nhân. Chính quyền địa phương cũng đã ra lệnh cho các nhà điều hành nhà máy bị nhiễm COVID giữ công nhân bên trong các cơ sở để chứa vi rút. Các nhân viên được yêu cầu ăn, ngủ và làm việc trong các nhà máy, với những chiếc lều được dựng lên làm nơi ở tạm thời.

    Kidong Park, đại diện của WHO tại Việt Nam, đã trao đổi với Nikkei Asia vào ngày 3 tháng 6 về những lo ngại về đại dịch ở nước này. (Ảnh Nguyễn Vân Anh)

    Do việc tiêm chủng cho công nhân nhà máy chỉ mới bắt đầu trong tuần này ở hai tỉnh, các nhà chức trách và nhà điều hành sẽ phải tiếp tục các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt bao gồm xét nghiệm, truy tìm tiếp xúc và cách ly "trong một khoảng thời gian nhất định", Park nói.

    Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu. Thách thức hiện nay là đẩy nhanh việc tiêm chủng trong bối cảnh thiếu liều khi các nền kinh tế châu Á gấp rút đảm bảo nguồn cung.

    Kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn ở Hồng Kông năm nay có gì khác?


    Tháng 6 luôn là một tháng nóng bỏng đối với Hồng Kông. Suốt ba thập niên qua, thành phố này đã tổ chức lễ canh thức hàng năm để kỉ niệm vụ thảm sát hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn, người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Đây là lễ tưởng niệm lớn duy nhất được tổ chức trên đất Trung Quốc (các nghi lễ nhỏ đôi khi cũng được tổ chức ở Ma Cao). Năm ngoái, sự kiện này lần đầu bị cấm vì covid-19. Nhưng thực tế thì đó là do Đảng Cộng sản Trung Quốc đang siết chặt kiểm soát Hồng Kông. Dù sao thì hàng chục nghìn người đã xuống đường.

    Năm nay mọi người càng có lý do không tham dự. Cuối tháng 6 năm ngoái, đảng ban hành luật an ninh quốc gia mới nhằm hình sự hóa “hoạt động lật đổ”. Và các công tố viên không hề ngần ngại nhắm vào các nhà hoạt động. Ban tổ chức sự kiện năm nay đề nghị người dân thắp nến tại nhà để tưởng niệm các nạn nhân một cách kín đáo hơn. Song vẫn khá rủi ro. Đối với một chế độ chuyên chế cố gắng bẻ cong lịch sử theo ý muốn của họ, ngay cả tưởng niệm cũng bị coi là nổi loạn.

    Các nước cùng nỗ lực chống hành động trốn thuế của các công ty đa quốc gia

    Một cuộc cách mạng về đánh thuế các công ty đa quốc gia có thể sắp xảy ra. Các bộ trưởng tài chính G7, một câu lạc bộ các nước giàu, dự kiến sẽ lên tiếng ủng hộ một mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với các công ty lớn tại cuộc họp bộ trưởng tài chính bắt đầu từ hôm nay. Đến tháng 7, đến lượt G20 thảo luận về con số và cách thức áp dụng nó, đồng thời phân bổ lại quyền đánh thuế khỏi các thiên đường thuế và hướng tới các nước nơi các công ty này có hoạt động kinh doanh. Điều này có thể mở đường cho tất cả 139 nước trong “Khuôn khổ Bao trùm” của OECD, một nỗ lực chung nhằm giải quyết vấn đề trốn thuế, giải quyết vấn đề này vào cuối năm nay.

    Một số thiên đường thuế, đặc biệt là Ireland, phản đối động thái này. Các nước đang phát triển cũng có e ngại. Nhưng với việc chính quyền Biden và một số nước lớn của EU ủng hộ mạnh mẽ, đàm phán đã tiến triển tốt. Những cải cách này có thể trở thành cuộc đại tu quy tắc thuế doanh nghiệp lớn nhất trong một thế kỷ qua — dĩ nhiên nếu các biện pháp không bị giảm xuống trong quá trình thực hiện.

    Tại sao khó dự đoán chính xác số lượng việc làm mới của Mỹ?


    Thời điểm này vào tháng trước, các nhà kinh tế học đang xoa tay vì sung sướng, với kỳ vọng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tạo ra một số lượng việc làm dồi dào cho tháng 4. Họ dự đoán có thêm 1 triệu việc làm, và có thể nhiều hơn. Song trên thực tế, Mỹ chỉ tạo ra 266.000 việc làm trong tháng đó. Vì vậy họ đã thu hẹp các dự đoán của họ cho báo cáo tháng 5, được công bố hôm nay.

    Các nhà kinh tế hữu và tả có cách riêng của họ để giải thích cho sự thất vọng của tháng trước. Những người cánh tả cho rằng cần thiết phải có thêm biện pháp kích thích tài khóa. Còn những người hữu khuynh nói phát đi những khoản tiền quá hào phóng đã tạo cho mọi người một cái cớ để không phải đi tìm việc làm.

    Tuy nhiên có một yếu tố bị bỏ qua đó là người ta cần thời gian để nhận ra đâu là cơ hội kinh tế mới. Và một số người vẫn còn sợ covid-19. Con số được nhiều người đồng thuận cho hôm nay là khoảng 650.000 việc làm mới. Không thể loại trừ một con số cao hơn hoặc thấp hơn rất nhiều.

    Mexico tổ chức bầu cử quốc gia


    Vào Chủ nhật, người Mexico sẽ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lớn nhất từ trước đến nay của đất nước. Nó sẽ quyết định 500 ghế của cơ quan lập pháp quốc gia, 15 thống đốc trên 32 bang, 30 ghế nghị viện bang và hàng nghìn vị trí địa phương. Cuộc tranh cử này khá bạo lực. Kể từ tháng 9, đã có 89 chính trị gia bị giết.

    Vì vẫn còn nửa nhiệm kỳ, nên Tổng thống Andrés Manuel López Obrador không có tên trên lá phiếu. Nhưng cuộc bầu cử này chủ yếu là về ông. Đảng Morena của ông vẫn được yêu thích nhất ở Mexico, nhưng ủng hộ đang giảm dần. Nếu các cuộc thăm dò là chính xác, thì đảng này sẽ mất đa số trong cơ quan lập pháp (nếu tính các đảng đồng minh thì vẫn được 50%). Nhưng ngay cả với đồng minh, họ cũng gần như chắc chắn không thể giành được đa số cần thiết để mang đến các cải cách đáng kể. Ông López Obrador sẽ cần phải đàm phán một cách khéo léo để thực hiện những cam kết lớn của mình là biến đổi hoàn toàn Mexico, cắt giảm tham nhũng, tội phạm và nghèo đói. Cho đến nay, ông chủ yếu gây chia rẽ và tranh cãi.

    Thực hư về chuyện TT Trump sẽ trở lại vào tháng 8 ?


    Bỗng dưng bà Maggie Haberman, nhà bình luận của CNN, nhà báo New York times, Tweet rằng cựu tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ phục chức vào đầu tháng 8, làm dư luận bàn tán xôn xao. Bởi, suy cho cùng, Ông Trump là nhân vật đặc biệt của truyền thông, mỗi khi báo đài nhạt nhẽo, cạn đề tài, thì cái tên Donald Trump được mang ra khuấy động. Nhất là khi gặp bất lợi trong dư luận, các chính trị gia Đảng Dân chủ và truyền thông dòng chính Mỹ có thể lôi “tên cúng cơm” Donald Trump ra để dư luận cuốn theo Trump, quên mất bê bối của họ.

    Thực hư chuyện Ông Trump tuyên bố phục chức vào đầu tháng 8 do một nhà báo phục vụ cho đài truyền hình CNN và New York times là hai tờ báo chuyên đánh phá Trump nên chắc chắn không tử tế gì, hơn nữa chưa có thông tin Ông Trump xác nhận hay phủ nhận tin này, rất có thể:

    * Một là : Đám báo chí dòng chính đang thả bông sung đo phản ứng dư luận về kết quả cuộc tái kiểm phiếu của thượng viện bang Arizona được dự kiến sẽ hoàn tất cuối tháng 6. Bằng suy luận và kết quả kiểm phiếu bước đầu cho thấy cáo giác của Ông Trump về sự gian lận phiếu bầu tổng thống vừa rồi ở các bang “chiến địa” là có cơ sở. Hơn nữa, việc chính phủ Biden tìm đủ mọi cách cản trở việc tái kiểm phiếu cho thấy “ Lạy ông tôi ở bụi này”.

    Dẫu phía thượng viện Arizona khẳng định họ kiểm phiếu không nhằm mục đích hạ bệ tổng thống Biden, chỉ là muốn bảo đảm sự minh bạch trong những lần bầu cử sau. Nói là nói vậy, song phía tổng thống Biden làm dữ phải lo xa, vì :

    - Nếu Arizona chứng minh được có gian lận, sẽ tạo ra hiệu ứng domino các bang chiến địa khác tiếp nối.

    - Khi chứng minh được gian lận bầu cử lớn đến mức có thể tác động làm sai lệch kết quả bầu cử, thì áp lực nặng nề lên tối cao pháp viện, vì trước đây tối cao pháp viện cho rằng sự gian lận nếu có không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử... Để bác đơn kiện. Nay nếu sự thật phanh phui gian lận làm thay đổi kết quả bầu cử thì tối cao pháp viện sẽ nghĩ gì? Không lẽ lặng lẽ cho qua, nhánh quyền lực thứ ba (Tư Pháp) dùng để làm gì ?

    - Và giả sử chứng minh được Biden-Hamala đắc cử tổng thống nhờ gian lận, thì cặp gian lận ấy còn mặt mũi nào ngồi trên ghế tổng thống? Và nếu vẫn dày mặt ngồi lì, thì liệu cử tri Mỹ có để yên cho gian lận làm chủ toà Bạch Ốc?

    Dẫu chưa có tiền lệ tái kiểm phiếu sau khi ứng cử viên đắc cử đã nhận chức tổng thống Mỹ, và cũng chưa có tiền lệ sau khi tái kiểm phiếu tổng thống đương nhiệm bị phế bỏ, tổng thống đắc cử (sau khi tái kiểm thắng cử) thay thế. Song đứng trước một thực tế khách quan, cũng phải hình thành tiền lệ chứ không lẽ để kẻ ăn gian làm tổng thống?

    Đó là lý do chính khiến chính phủ Biden tìm mọi cách ngăn chặn cho bằng được cuộc tái kiểm phiếu ở bang Arizona. Mặc dù, nếu kết quả tái kiểm Ông Biden thắng không gian lận thì Ông Trump mất hết uy tín, có lợi cho tương lai chính trị của Biden và Đảng Dân chủ, thì việc gì Biden phá đám tái kiểm? Thực sự thì rủi ro quá lớn với Biden, vì chỉ có Biden mới biết rõ tại sao mình có thể thắng tổng thống vĩ đại Donald Trump.

    Đó có thể là lý do nhóm truyền thông dòng chính tung bông sung thăm dò dư luận Mỹ khi chính quyền Biden chưa thể vô hiệu hoá cuộc tái kiểm ở bang Arizona?

    * Hai là dư luận Mỹ đang bất bình vì sự dối trá của truyền thông dòng chính, Fauci và Biden, hùa nhau chống phá quyết liệt, bác bỏ quan điểm của Donald Trump - Mike Pompeo về việc virus Trung Cộng là sản phẩm của phòng thí nghiệm virus P4 Vũ Hán, cho rằng virus có từ thiên nhiên. Nay sự thật đã bắt đầu vén lên, rằng khả năng rất cao virus Trung Cộng được làm ra từ P4 như quan điểm của Ông Trump, tệ hại hơn khi có sự đóng góp rất lớn bằng công nghệ và 600 ngàn USD của Mỹ để P4 làm ra con virus. Người chịu trách nhiệm chính là Fauci, hồi 2015, tổng thống Obama và Fauci đã từng đến thăm P4, không biết khi ấy đã làm ra con virus Vũ Hán ?

    Hơn nữa, có tin đồn, trước khi Donald Trump đăng quang tổng thống, Fauci đã tuyên bố sẽ có đại dịch trong nhiệm kỳ của Ông Trump, và hiện một số email của Fauci trong thời gian bùng phát dịch, trao đổi với một vài kẻ đồng phe đã bị rò rỉ, khiến Fauci lâm vào cảnh sống dở chết dở. Rất có thể, vì những lẽ ấy, cố vấn kinh tế thời tổng thống Trump là Peter Navarro đã kết tội Fauci là cha đẻ của virus và là cha đỡ đầu của đại dịch.

    Vì vậy, nhiều khả năng bà Maggie Haberman đưa tin Tổng thống Trump tuyên bố sẽ phục chức vào đầu tháng 8 là để dư luận tập trung vào Ông Trump, giảm nhẹ sức ép lên Fauci, Biden và truyền thông dòng chính về bê bối virus, một bê bối đồng nghĩa với tội ác. Cũng không loại trừ khả năng Ông Trump ngấm ngầm thả bông sung khuấy đảo dư luận gây sức ép vụ tái kiểm phiếu ở Arizona ?

    Trung Quốc bảo vệ quan hệ với Campuchia sau khi Mỹ bày tỏ quan ngại


    Trung Quốc hôm 3/6 nói rằng mối quan hệ với Campuchia đã đóng góp tích cực vào hòa bình và ổn định khu vực, sau khi Mỹ bày tỏ lo ngại về sự hiện diện của quân đội Trung Quốc ở quốc gia Đông Nam Á này.

    Trong cuộc gặp với Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 1/6, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman đã tập trung vào việc Trung Quốc xây dựng các cơ sở mới tại Căn cứ Hải quân Ream.

    Bà tìm cách làm rõ việc phá hủy hai tòa nhà do Mỹ tài trợ tại Ream mà không có thông báo hoặc giải thích, và "nhận xét rằng một căn cứ quân sự (của Trung Quốc) ở Campuchia sẽ gây tổn hại tới chủ quyền của nước này, đe dọa an ninh khu vực và tác động tiêu cực đến quan hệ Mỹ - Campuchia", theo Bộ Ngoại giao Mỹ.

    Tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Wang Wenbin cho biết Trung Quốc và Campuchia có “mối quan hệ hữu nghị truyền thống” và là “đối tác hợp tác và chiến lược toàn diện”.

    Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết bà Sherman kêu gọi lãnh đạo Campuchia duy trì một chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng, “vì lợi ích tốt nhất của người dân Campuchia”.

    Biden mở rộng lệnh cấm đầu tư vào các công ty Trung Quốc

    Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ cấm người Mỹ đầu tư vào hàng chục công ty công nghệ và quốc phòng Trung Quốc bị cáo buộc có quan hệ với quân đội.

    Lệnh hành pháp mới sẽ có hiệu lực vào ngày 2/8, đánh vào 59 công ty bao gồm cả gã khổng lồ truyền thông Huawei. Danh sách các công ty sẽ được cập nhật trên cơ sở luân phiên.

    Lệnh này này mở rộng lệnh cấm do cựu Tổng thống Donald Trump đưa ra trước đó.

    Ngay cả trước khi có thông báo chính thức, Trung Quốc đã ám chỉ rằng họ sẽ trả đũa.

    Theo lệnh mới, các nhà đầu tư Mỹ sẽ bị cấm mua hoặc bán chứng khoán giao dịch công khai cho các công ty khác bao gồm Tổng công ty Điện hạt nhân Trung Quốc, China Mobile Limited và Costar Group.

    Lệnh này mở rộng danh sách trước đó gồm chỉ 31 công ty để bổ sung thêm các công ty giám sát, nhằm đảm bảo "người Mỹ không tài trợ cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", một quan chức Nhà Trắng cho biết.

    "Các lệnh cấm được nhắm mục tiêu và khoanh vùng một cách có chủ đích để tối đa hóa tác động đến các mục tiêu trong khi giảm thiểu tác hại với thị trường toàn cầu,"quan chức này nói thêm.

    Huawei gần đây cho biết các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt vào năm 2019 đã có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh điện thoại di động của họ.

    Mỹ đã hành động trong bối cảnh nước này cáo buộc rằng Huawei gây ra rủi ro bảo mật vào tháng 7 năm ngoái, và Anh Quốc cho biết họ sẽ loại Huawei khỏi kế hoạch xây dựng mạng 5G của mình.

    Danh sách mới các công ty bị cấm đầu tư của Hoa Kỳ sẽ cập nhật danh sách trước đó của Bộ Quốc phòng.

    "Chúng tôi dự đoán rằng trong những tháng tới ... chúng tôi sẽ bổ sung thêm các công ty khác vào danh sách các hạn chế được đưa ra trong lệnh hành pháp mới," Nhà Trắng nói.

    Việc này diễn ra khi việc Trung Quốc giám sát các công dân, gồm cả người Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương nói riêng, bị giám sát chặt chẽ.

    Chính quyền Biden cũng cáo buộc Trung Quốc hành động hung hăng hơn ở nước ngoài và đàn áp hơn ở trong nước.

    Mối quan hệ Trung - Mỹ rất quan trọng đối với cả hai bên và với cả thế giới. Bắc Kinh liên tục kêu gọi chính quyền mới ở Washington cải thiện mối quan hệ vốn đã xấu đi dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump.

    Chủ tịch Tập Cận Bình muốn TQ 'đáng yêu hơn' để 'mở rộng vòng tay bạn bè'

    Trong cuộc gặp đầu tiên dưới thời tổng thống Biden vào tháng trước, các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của hai nước đã tổ chức các cuộc đối thoại "thẳng thắn, thực tế" về mối quan hệ thương mại của họ.

    Tuy nhiên, Tổng thống Biden đã nhấn mạnh rằng các mức thuế hiện tại sẽ được giữ nguyên khi ông tìm cách thúc đẩy nền kinh tế Mỹ, vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề vào thời kỳ đầu của đại dịch nhưng hiện đang phục hồi.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân ám chỉ rằng Trung Quốc sẽ trả đũa bằng các biện pháp mới nhất.

    Ông nói: "Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc và kiên quyết hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc bảo vệ quyền và lợi ích của họ theo quy định của pháp luật.

    Không có nhận xét nào