Header Ads

  • Breaking News

    Hương Cau - Nạn Đói Lịch Sử Năm Ất Dậu

    Trong ký ức người Việt Nam, "nạn đói năm Ất Dậu" vẫn là một cơn ác mộng, nỗi nhức nhối khó quên. Thảm họa ấy bắt đầu từ tháng 10/1944 kéo dài đến giữa năm 1945.


    Sống ngắc ngoải trong nạn đói 1945. Ảnh tư liệu


    Công trình nghiên cứu về nạn đói năm 1945 của GS Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam và GS Furuta Moto (người Nhật) chỉ rõ: chính sách vơ vét thóc gạo của phát xít Nhật và thực dân Pháp lúc bấy giờ cùng với thiên tai, mất mùa ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thảm cảnh trên.

    Tháng 10/1940, khi đặt chân đến Ðông Dương, Nhật thi hành hàng loạt chính sách đánh vào nền kinh tế: buộc thực dân Pháp phải ký kết nhiều hiệp ước yêu cầu cung cấp lương thực, giao nộp lúa, gạo cho Nhật hàng năm; cấm vận chuyển lương thực từ Nam ra Bắc, hạn chế chuyên chở tự do, chỉ cho chở dưới 50 cân gạo trong một tỉnh; bắt người dân nhổ lúa trồng đay, dành ruộng trồng lạc.

    Trong khi Nhật vơ vét cho chiến tranh thì Pháp dự trữ lương thực phòng khi quân Đồng minh chưa tới, phải đánh Nhật hoặc dùng cho cuộc tái xâm lược Việt Nam. Thuế đinh, thuế điền, tô tức trở thành những chiếc thòng lọng buộc vào cổ nông dân.

    Năm 1944, Việt Nam bị mất mùa nhưng Pháp và chính quyền phong kiến vẫn phải cung cấp cho Nhật hơn 900.000 tấn gạo để nuôi chiến tranh phát xít và làm nguyên liệu để người Pháp nấu rượu, cùng thóc dùng đốt lò thay cho than đá. Hàng chục nghìn mẫu ngô bị phá, hàng triệu tấn thóc bị thu nộp. Theo thống kê, năm 1940, diện tích trồng đay là 5.000 ha nhưng đến năm 1944 đã tăng lên 45.000 ha.

    Nhật cấm vận chuyển lúa từ miền Nam ra, vơ vét thóc ở miền Bắc khiến giá thóc, gạo tăng vọt. Năm 1943, một tạ gạo giá chính thức là 31 đồng, giá chợ đen là 57 đồng; năm 1944 tăng lên 40 đồng, giá chợ đen là 350 đồng, nhưng đến đầu năm 1945 thì giá chính thức vọt lên 53 đồng còn giá chợ đen từ 700-800 đồng. Giá gạo "phi nước đại" khiến người dân không đủ sức mua, phải chịu cảnh chết đói.

    Tháng 9/1944, lụt vỡ đê La Giang (Hà Tĩnh), đê sông Cả (Nghệ An) làm cho nạn đói diễn ra trầm trọng hơn.Theo những người dân trải qua nạn đói khủng khiếp ở Tây Lương (Tiền Hải, Thái Bình) thì vụ mùa năm 1944, lúa trên các cánh đồng rộng hàng trăm mẫu đều bị "rù" (rầy phá hoại), chết trắng, chết vàng. Cả mẫu ruộng không thu nổi vài chục cân thóc mẩy.

    Nạn đói đã diễn ra ở 32 tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, từ Quảng Trị trở ra. Trọng điểm là các tỉnh đồng bằng, nơi dân số tập trung đông, có nhiều ruộng, như Thái Bình, Nam Ðịnh, Hải Phòng, Thanh Hóa. Cái đói không buông tha ai, trọng tâm là những người dân nghèo, người lao động, đặc biệt là nông dân không có ruộng đất chuyên đi làm thuê và nông dân ít ruộng đất.

    Ðể chống lại cái đói, cái chết cận kề, người dân ăn từ rau dại, đến củ chuối, vỏ cây, giết cả trâu bò, chó mèo; dân chài thì ăn củ nâu, cá chết. Khi không còn gì ăn thì họ ngồi chờ chết, để người nhà mang đi chôn hoặc chết ở bờ bụi khi đi kiếm ăn. Cái chết đến từ từ, thảm khốc, dày vò cả thể xác lẫn tinh thần. Cái đói khiến cha bỏ con, chồng bỏ vợ, tình người đứt đoạn, đi xin ăn không được thì cướp giật. Ở các vùng quê, hàng nghìn hộ gia đình chết cả nhà, nhiều dòng họ chỉ một vài người sống sót.

    Tháng 3/1945, nạn đói lên đến đỉnh điểm. Lũ lượt người ngược, kẻ xuôi chạy đói đến các thành phố lớn, họ bán cơ nghiệp để lấy tiền đi đường. Người dân Hà Nội khi ấy đã phát động Ngày cứu đói, lập trại tế bần phát cháo. Người sắp chết thì được đưa về trại Giáp Bát, còn người chết đói thì xác chất đầy xe bò đem đi "hất xuống hố như hất rác" tại nghĩa trang Hợp Thiện (Hai Bà Trưng).

    Mục Sư Lê Văn Thái, nguyên Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam thời kỳ 1942-1960 viết lại: "Tôi thường nghe tiếng rên xiết của những người sắp chết, thấy những đống thịt quằn quại gần những xác chết, nơi này 5-3 xác chết, chỗ khác từng đống người sống nằm lẫn với người chết. Trên những đoàn xe bò đầy những xác chết, mỗi xe chỉ phủ một chiếc chiếu, trong những cái hầm mấy trăm xác chết mới lấp một lần. Một vài lá cải thối trong đống rác, một vài hột cơm đổ bên cạnh vò nước gạo thì họ kéo nhau từng lũ đến tranh cướp".

    "Họ đi thành rặng dài bất tuyệt gồm cả gia đình, già lão có, trẻ con có, đàn ông có, đàn bà có, người nào người nấy rúm người dưới sự nghèo khổ, toàn thân lõa lồ, gầy guộc, giơ xương ra và run rẩy. Ngay cả đến những thiếu nữ tuổi dậy thì, đáng lẽ hết sức e thẹn cũng thế. Thỉnh thoảng họ dừng lại để vuốt mắt cho một người trong bọn họ đã ngã và không bao giờ dậy được nữa, hay để lột miếng giẻ rách không biết gọi là gì cho đúng hãy còn che thân người đó", tác giả Vespy viết trong một bức thư vào tháng 4/1945.

    Giữa lúc nạn đói lên đến đỉnh điểm thì ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Mặt trận Việt Minh phát động nhân dân phá hàng trăm kho thóc của Nhật để cứu đói. Phong trào diễn ra sôi nổi khắp nơi khiến nạn đói phần nào được đẩy lui. Nông dân bắt đầu trở về quê tiếp tục sản xuất. Đến vụ chiêm (tháng 6) có gạo mới, mức sống thay đổi đột ngột lại khiến nhiều người chết vì ăn quá no. Môi trường bị ô nhiễm nặng bởi xác chết không được xử lý và trải qua cơn đói lâu dài kéo theo dịch tả và dịch sốt vàng da lại giết thêm nhiều người ở Bắc Giang, Cao Bằng.

    Nhiều làng xã chết 50-80% dân số, nhiều gia đình, dòng họ chết không còn ai.. Làng Sơn Thọ, xã Thụy Anh (Thái Thụy, Thái Bình) có hơn 1.000 người thì chết đói mất 956 người. Chỉ trong 5 tháng, số người chết đói toàn tỉnh lên đến 280.000 người, chiếm 25% dân số Thái Bình khi đó. Lịch sử đảng bộ Hà Sơn Bình cũ ghi rõ: "Trong nạn đói năm 1945, khoảng 8 vạn người (gần 10% dân số trong tỉnh) chết đói, nhiều nơi xóm làng xơ xác tiêu điều, nhất là ở những nơi nghề thủ công bị đình đốn. Làng La Cả (Hoài Đức) số người chết đói hơn 2.000/4.800 dân, có 147 gia đình chết không còn một ai. Làng La Khê (Hoài Đức) có 2.100 người thì 1.200 người chết đói, bằng 57% số dân".

    Tháng 5/1945, bảy tháng sau khi nạn đói bùng nổ tại miền Bắc, Tòa Khâm Sai tại Hà Nội lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói và chết bệnh là 400.000, chỉ tính miền Bắc. Số liệu nghiên cứu trong cuốn Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử của GS Văn Tạo thống kê: "Riêng tỉnh Thái Bình, nơi nạn đói diễn ra trầm trọng nhất, đã được Ban lịch sử tỉnh điều tra, con số tương đối sát thực tế là cả tỉnh chết đói mất 280.000 người. Chỉ tính số người chết đói ở Thái Bình cùng với Nam Định hơn 210.000 người, Ninh Bình 38.000, Hà Nam chết 50.000 thì số người chết đói đã lên đến hơn 580.000. Như vậy, con số 2 triệu người Việt Nam chết đói trong 32 tỉnh cũ tính từ Quảng Trị trở ra và hai thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng là gần với sự thực".

    70 năm trôi qua, những chứng tích lịch sử về nạn đói năm xưa không còn nhiều, ngoài những nấm mồ tập thể sâu dưới lòng đất lạnh. Những nhân chứng từng đi qua tai họa lịch sử ấy thì ghi nhớ nỗi đau thương sâu trong tâm, mỗi lần nhắc đến chỉ biết rưng rưng nước mắt.

    The historical famine of Year of Rooster of 1945

    Translated from Vietnamese into English by Hương Cau Cao Tân on 11 March 2021, in British Columbia, Canada.

    In the memory of a Vietnamese, the "Famine of year of Rooster of 1945" has been a nightmare, an unforgettable pain. That tragedy started at the beginning of October of 1944 and continued until the middle of 1945.
    A research study of the Famine of 1945 made by Professor Văn Tạo, former President of the Institute of Vietnamese History and by Professor Furuta Moto (a Japanese) clearly indicates that: the Rice Collection Policies of the fascist Japanese and exploiting French colonists at that time, along with natural disasters, and the loss of crops in many mainland provinces of northern Vietnam were direct causes leading to the aforementioned tragedy.

    Living at the point of death in the famine of 1945 - Documentary photograph

    In October of 1940, once having arrived at Indochina, Japan implemented a series of policies aiming at the economy: to force the French colonists enter into many Agreements which provided foods, supplied grains and rice to Japan annually; to prohibit the transportation of rice from South Vietnam to North Vietnam and to restrict the transportation of rice to under 50 kilograms within the province; and to force farmers to grow jute instead of rice and to reserve the fields for growing peanuts.

    While Japan was trying to put their grip on everything to feed her war machine, the French saved their food resources in preparation either for the counter-attack the Japanese prior to the arrival of Allied Force, or for the reoccupation of Vietnam. The French’s people tax, field tax and labour tax all had become a tightening noose on the necks of Vietnamese farmers.

    Although Vietnam lost her crop in 1944 but France and her feudal government still had to provide Japan more than 900, 000 tons of rice and grains to feed the Fascists’ war and to use as ingredients for French distillery plants as well as to burn as fuel in furnaces in place of coal. Thousands of hectares of corn had been destroyed; million tons of grains had been forcibly collected. Statistically, in 1940, the initially total growing area of jute was 5,000 hectares had been increased to 45,000 hectares in 1944.

    Japan prohibited the transportation of rice from South Vietnam, scraped the grains in the North, and that caused the excessive increase in price. In 1943, the official price of a hundred kilograms of rice was 31 piastres, and that on the black market was 57 piastres; in 1944 the former was increased to 40 piastres, while the latter increased to 350 piastres; but in the beginning of 1945, the official price jumped to 53 piastres while the black market price was ranging from 700 to 800 piastres. The rice prices "took a hike" so that the people could not afford and had no choice but starving to death.

    In September of 1944, the La Giang dyke in Hà Tĩnh and the dyke of River Cả in Nghệ An were broken through, making the famine worse. According to the people who survived the terrible famine in Tây Lương of Tiền Hải, Thái Bình, in the crop of 1944, the rice in the fields as large as hundreds of hectares were all damaged by cockchafer larvae and discolored to white or yellow.

    The crop for such field was only some twenty kilograms of husky rice grain per hectare.

    Giáp Bát Camp in Hà Nội was the concentration camp for famine victims of 1945. Document photo

    The famine occurred in 32 provinces in the North and Northern Central regions, from Quảng Bình province heading northward. The most severe were in the plain provinces with highly concentrated population; where there were many fields such as Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa. Hunger has mercy on no one, especially poor people, the labourers, in particular the hired farm labourers and small landowners.

    In order to survive the hunger and the approaching death, people ate anything from wild vegetable to banana root-stalks, tree barks; they ate even their cattle and domestic animals like dogs and cats; the fishermen did tinctorial yams, dead fish. When there was nothing else left to eat, they sat waiting for death to come, or being carried away for burial by their relatives, or they might fall to their death in the bushes while searching for foods. They died a terrible slow death, being tortured both physically and mentally. Hunger drove fathers to abandon his children, husbands to abandon wives, to destroy humanity, to turn decent people into robbers robbing others when their begging was unsuccessful. In the country, thousands of families died together, and in some cases the whole clan was perished, leaving only a few surviving members.

    The famine reached its climax in March, 1945. Massive groups of people travelled to and fro, running away from the famine toward larger cities, using their property sale’s money as travel money. The residents of Hà Nội City had initiated Famine Relief Day, building benevolent camps to distribute porridge. The dying people were transported to Camp Giáp Bát, while the dead by hunger were piled up in cow driven carts for burial in a manner similar to "throwing garbage to the pits" in places such as Hợp Thiện Cemetery (Hai Bà Trưng).

    Pastor Lê Văn Thái, former President of the Christian Missionary Alliance Church of Vietnam during the period of 1942 to 1960 wrote in his diary: "I often hear the groaning of the dying, see the writhing bodies next to the corpses; there are three or five dead bodies here, in other place a heap of alive people mixed with the dead. On lines of cow driven carts full of dead bodies, each is covered with only a piece of sedge mat. In the pits corpses are piled up to the hundred before they are filled up with dirt. Where there are some rotten cabbage leaves or some rice grains spilled out beside the water urn, people gather by group to rob and eat them".

    "They form endless lines including the whole family, the old, the children, the men, the women, each of them is cowered under the spell of poverty, and their bodies are naked, gaunt, bony and trembling. Even the teenage girls, incredibly, are the same without the natural shyness. They sometimes pause the movements just either to close the eyes of one of the members of their group who has fallen and never to stand up again, or to take hold of the rag - I am unable to call it properly - from the dead to cover himself with it," wrote Vespy in a letter in April of 1945.

    When the famine was at its climax, Japan staged a coup d’état against the French on March 09, 1945. The Việt Minh Front incited the people to break into the granaries owned by the Japanese to alleviate the famine. That movement was happening so ebullient everywhere that the famine was reduced in part. The country folks started to return to their homeland to produce. When there were new fresh rice crop in the June harvest, the lifestyle was so drastically changed that many people started dying because they had eaten too much. The environment was heavily polluted by unsolved dead corpses and after a long time in famine diarrhea and yellow fever eventually set in, killing more people as it happened in Bắc Giang of Cao Bằng.

    In many villages and communes the rates of death were from 50% to 80% of the population, and many families and clans were totally obliterated. In the village of Sơn Thọ, of Thuỵ Anh Commune (Thái Thuỵ, Thái Bình Province), 956 people out of the population of 1,000 had died of hunger. And after only 5 months, the total deaths by hunger in the province had reached 280,000 people, which was 25% of the currently total population of Thái Bình. Records from the old Hà Sơn Bình office clearly wrote: "In the famine of 1945, there were approximately 80,000 people who died of hunger (almost 10 % of the province’s population); many other villages had become desolate, especially in places where handicrafts had been thriving before.

    In the village of La Cả (Hoài Đức) the number of people who died of hunger were more than 2,000 persons out of the total of 4,800 of the population, with 147 families totally obliterated. In La Khê village of Hoài Đức there were 1,200 deaths by hunger out of 2,100 people, which was 57% of the population.

    A mass grave burying people died of hunger where they threw in and covered the corpses with dirt simultaneously. Documentary photo.

    In May of 1945, seven months after the breakout of the famine in the North, the Office of the French Resident Superior ordered the Northern provinces to report its damages. Research figures in the book The famine of 1945 in Vietnam - Historical Evidence by Professor Văn Tạo indicates: "For Thái Bình province alone, where the famine was the most severe as investigated by the Provincial History Board, the most closely accurate figure of deaths by famine in the province was 280,000 people. For the provinces of Thái Bình and Nam Định alone, the number of people died of hunger was more than 210,000; in Ninh Bình it was 38,000; in Hà Nam it was 50,000; altogether the figures exceeded 580,000 people. Therefore, the figure of 2 million Vietnamese people who had died of hunger in 32 provinces heading north from Quảng Trị including the two large cities of Hà Nội and Hải Phòng was close to reality."

    Seventy years has passed, and historical evidence of the famine that year has not survived much, save the mass graves in the cold earth. The people who had witnessed or survived that historical tragedy remembered and kept the suffering deep down in their hearts, only to have tears swelling in their eyes when recalling the memory.

    Translated from Vietnamese into English by Hương Cau Cao Tân on 11 March 2021, in British Columbia, Canada.

    Không có nhận xét nào