Header Ads

  • Breaking News

    Hoài Nguyễn - Trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài: coi chừng bị đi tù!


    PHẠM ĐOAN TRANG

    Người ra bỏ tù em 9 năm vì lời nói tự do

    46 năm trước ở Sài Gòn một con đường mang tên Tự do đã không còn nữa

    Sáng nay

    Tôi ngồi quán cà phê Tự do ở thủ đô Hà Nội

    Nghe xung quanh thì thầm về bản án

    Cho một CON NGƯỜI tranh đấu vì Tự do!

    Nguyễn Thị Hậu

    14.12.2021

    Viện kiểm soát cáo buộc: Trong các bài phỏng vấn trả  lời BBC News tiếng Việt và Đài Á Châu tự do (RFA), bà Phạm  Đoan Trang có phát ngôn “tuyên truyền các nội dung thông tin xuyên tạc đường lối chính sách của Nhà nước”.

    Tối 14-12, sau một ngày xét xử và nghị án, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (43 tuổi, trú quận Đống Đa, Hà Nội, được biết đến là blogger, từng làm việc cho nhiều tờ báo) 9 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật hình sự 1999.

    “Tôi vẫn luôn mơ về một ngày, sẽ không còn cảnh bắt bớ, giam cầm những người bất đồng chính kiến, mà thay vào đó sẽ là đối thoại để tìm ra giải pháp giải quyết mâu thuẫn xã hội trong hoà bình – ngày đó tới sớm hay muộn nó sẽ quyết định việc đất nước có tiến bộ hơn hay vẫn ngưng đọng, trì trệ…” – luật sư Ngô Anh Tuấn, người tham gia bào chữa cho bà Phạm Thị Đoan Trang, chua chát về giấc mơ xa xăm ấy.

    Theo tường thuật của báo chí, khi đối đáp quan điểm của hội đồng xét xử về cáo buộc trả lời phỏng vấn các hãng báo chí nước ngoài với nội dung chống đối, xuyên tạc, bị cáo Đoan Trang cho hay bản thân là nhà báo, từng phỏng vấn và được phỏng vấn bởi trăm, nghìn người. Có lần trao đổi có thể là tư cách bạn bè, có thể là trả lời báo chí chính thức, “tôi không nhớ hết”.

    Viện kiểm sát cáo buộc bị cáo Đoan Trang đã có hành vi trả lời phỏng vấn đài nước ngoài BBC News tiếng Việt và Đài Á Châu tự do (RFA). Trong các bài phỏng vấn này, bà Trang có phát ngôn “tuyên truyền các nội dung thông tin xuyên tạc đường lối chính sách của Nhà nước”.

    Có thắc mắc, nếu như hai đài ngoại quốc là BBC và RFA đã chấp nhận thực hiện cuộc phỏng vấn một người có những phát ngôn “xuyên tạc đường lối chính sách”, vậy thì hai đài này có phải chịu sự điều chỉnh nào của pháp luật ở quốc gia sở tại là Anh quốc với BBC, và Hoa Kỳ với RFA?

    Trước hết, BBC là thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. BBC là hãng thông tấn quốc gia lâu đời nhất trên thế giới cũng như là đài thông tấn lớn nhất thế giới theo số lượng nhân viên. Trụ sở của BBC nằm ở Broadcasting House, Luân Đôn.

    Tại sao bạn có thể tin tưởng BBC News” là câu hỏi được BBC trả lời như sau (trích):  Các giá trị biên tập của chúng tôi nói rằng: “Niềm tin mà khán giả dành cho nội dung chúng tôi là bệ đỡ cho mọi thứ chúng tôi làm”.

    “Chúng tôi độc lập, trung lập, chân thực. Chúng tôi quyết tâm đạt chuẩn mực chính xác, trung lập cao nhất, cố gắng không lừa dối khán giả”.

    “Cam kết của chúng tôi về trung lập là trọng tâm của mối quan hệ niềm tin. Trong mọi sản phẩm, chúng tôi đối xử với mọi đối tượng bằng sự trung lập phản ánh mọi quan điểm”.

    “Chúng tôi sẽ xem xét mọi dữ kiện liên quan thật công bằng và cởi mở”. (dừng trích).

    Với bản án tuyên từ cáo buộc liên quan đến trả lời của bà Đoan Trang trên BBC News, liệu Ngoại trưởng Nguyễn Thanh Sơn có dự định soạn công hàm gửi Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, nhằm tránh lặp lại chuyện BBC News đã trợ giúp  truyền thông qua phỏng vấn với nội dung dẫn dắt “xuyên tạc đường lối chính sách” của Đảng và Nhà nước Việt Nam?

    Tương tự, RFA tự giới thiệu như sau (chuyển Việt ngữ): “Đài Á Châu Tự Do hoạt động dưới sự ủy nhiệm của Quốc hội Hoa Kỳ để cung cấp tin tức và thông tin trong nước, không bị kiểm duyệt đến Trung Quốc, Tây Tạng, Triều Tiên, Việt Nam, Campuchia, Lào và Miến Điện, cùng những nơi khác ở châu Á với môi trường truyền thông kém và rất ít, nếu có, tự do ngôn luận các biện pháp bảo vệ. Tất cả các chương trình phát sóng chỉ bằng tiếng địa phương và tiếng địa phương, bao gồm tiếng Quan Thoại, tiếng Tây Tạng, tiếng Quảng Đông, tiếng Uyghur, tiếng Việt, tiếng Lào, tiếng Khmer, tiếng Miến Điện và tiếng Hàn Quốc.

    RFA tuân thủ các tiêu chuẩn báo chí cao nhất về tính khách quan, chính xác và công bằng, như được định nghĩa trong bộ quy tắc đạo đức dành cho phóng viên và biên tập viên của mình. Ở các quốc gia và khu vực có ít hoặc không có khả năng tiếp cận báo chí chính xác và kịp thời, cũng như các quan điểm và quan điểm khác, chín dịch vụ ngôn ngữ của RFA lấp đầy một khoảng trống quan trọng. RFA nhằm mục đích duy trì sự tin tưởng lớn nhất của khán giả và đóng vai trò như một mô hình mà những người khác có thể định hình truyền thống báo chí mới nổi của họ”. (dừng trích)

    Liệu Chủ tịch Quốc hội Việt Nam ông Vương Đình Huệ sớm có công hàm lưu ý ngài Patrick Joseph Leahy – Chủ tịch Thượng viện tạm quyền Hoa Kỳ, về chuyện RFA đã ‘mượn miệng bà Đoan Trang’ để ‘nói xấu Đảng và Nhà nước’ Việt Nam?

    Việt Nam Thời Báo

    Không có nhận xét nào