Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ tư 02 tháng 3 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Để tránh đối đầu, Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ cải thiện mối quan hệ

    Tâm Như /SGN

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/03/GettyImages-1372941891-1280x938.jpg

    Elaine Chao, cựu Bộ trưởng Giao thông Hoa Kỳ, nói chuyện tại tiệc kỷ niệm 50 năm chuyến công du Bắc Kinh của Richard Nixon; Richard Nixon Presidential Library and Museum, Yorba Linda, California, ngày 24 Tháng Hai 2022 (ảnh: Zhang Shuo/China News Service via Getty Images) 

    Để tránh đối đầu, Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ cải thiện mối quan hệ

    Trong diễn văn đọc ngày 28 Tháng Hai tại một diễn đàn kỷ niệm 50 năm Hiệp Ước Thượng Hải được ký kết giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khi Tổng thống Richard Nixon công du Trung Quốc năm 1972, Ngoại trưởng Vương Nghị kêu gọi chính phủ Washington có hành động thực tiễn để cải thiện mối quan hệ song phương, trước sự căng thẳng âm ỉ liên quan Đài Loan cũng như các thương mại và nhiều vấn đề khác.

    Ngoại trưởng Vương Nghị mong muốn Tòa Bạch Ốc “khôi phục chính sách Trung Quốc hợp lý và thực dụng,” cộng tác với Bắc Kinh để mối quan hệ phát triển đúng hướng. Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ không giữ đúng những cam kết. Ông Vương nói hai nước nên nhìn nhận mối bang giao “ở góc độ rộng hơn, với thái độ phổ quát hơn, lựa chọn đối thoại thay vì đối đầu, hợp tác thay vì xung đột, cởi mở thay vì cô lập và hội nhập thay vì tách biệt.”

    Trung Quốc đặc biệt khó chịu vì Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken mô tả đặc tính của mối quan hệ là “cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể, đối đầu khi phải tỏ thái độ.” Ông Vương Nghị nhấn mạnh rằng “Hoa Kỳ nên thực sự coi Trung Quốc là đối tác trong tiến trình phát triển, không phải là một đối thủ trong trò chơi quyền lực.”

    Nga cảnh báo: Không cho phép Mỹ lập căn cứ quân sự ở các nước thuộc Liên Xô cũ

    Jack Phillips

    https://img.etviet.com/2022/03/c96a96c769bd2a0d930f6a7067001a1d-700x420-1.jpg

    Tổng thống Nga Vladimir Putin, bên phải, lắng nghe Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong cuộc gặp của họ tại Điện Kremlin ở Moscow, Nga, vào ngày 14/03/2016. (Ảnh: Mikhail Klimentyev/Sputnik, Kremlin Pool Photo/AP) 

    Hôm thứ Ba (01/03), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo, Hoa Kỳ và các nước đồng minh Âu Châu của họ không được xây dựng bất kỳ căn cứ quân sự nào trên lãnh thổ các nước thuộc Liên Xô cũ hoặc lợi dụng các quốc gia đó để phục vụ mục đích quân sự.

    Ông Lavrov, được hai hãng thông tấn nhà nước Nga RIA và TASS dẫn lời, cho biết Điện Kremlin thấy không thể chấp nhận được việc một số quốc gia Âu Châu đang trữ vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ và một lần nữa cho biết Nga đang thực hiện các biện pháp để ngăn Ukraine có được những loại vũ khí tương tự. Ông không đưa ra bằng chứng cho tuyên bố của mình.

    Ông nói tại một hội nghị qua liên kết video của Liên Hiệp Quốc hôm thứ Ba: “Đã đến lúc phải đưa vũ khí nguyên tử của Mỹ về nước, và loại bỏ hoàn toàn cơ sở hạ tầng liên quan đến các loại vũ khí này ở Âu Châu.”

    Khi ông Lavrov bắt đầu trình bày, đoạn băng ghi hình cho thấy hơn 100 nhà ngoại giao của Liên Hiệp Quốc rời khỏi ghế của họ và bước ra khỏi phòng.

    Đầu tuần này, chính phủ Cộng Hòa Séc và Slovakia — từng là các quốc gia vệ tinh của Liên Xô — cho biết họ sẽ tăng viện trợ quân sự cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad cho biết, Slovakia, vốn có chung một đoạn ngắn đường biên giới với Ukraine, sẽ khai triển 1,200 quân NATO và hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot tại quốc gia của mình.

    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuần trước cho biết NATO đang khai triển các thành phần của lực lượng phản ứng nhanh, bao gồm các lực lượng trên bộ, trên không, trên biển cũng như các lực lượng hoạt động đặc biệt, trên lãnh thổ của các quốc gia đồng minh.

    Trong khi đó, cuối tuần qua, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết ông lo ngại Nga có thể tấn công Ba Lan, các nước Baltic, hoặc Phần Lan.

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/03/Ukraine-map-3-600x565-1-700x480.jpeg

    Bản đồ khai triển của NATO ở Âu Châu (Reuters) 

    “Ông ấy bắt đầu ở Georgia, bây giờ là Ukraine,” ông Morawiecki cho hay, ý nói tới Tổng thống Nga Vladimir Putin. “Mục tiêu tiếp theo có thể là các nước Baltic, Ba Lan, Phần Lan, hoặc các quốc gia khác ở sườn phía đông.”

    Và ông ấy nói thêm hôm thứ Bảy: “Chúng ta cần một đội quân Âu Châu mạnh mẽ.”

    Nga cảnh báo người dân Kyiv hãy rời khỏi nhà của họ vào thứ Ba và sau đó đã dội hỏa tiễn xuống Kharkiv, vì các chỉ huy Nga không thể có được chiến thắng nhanh chóng nên họ đã chuyển chiến thuật của họ sang tăng cường bắn phá các thành phố của Ukraine.

    Với một đoàn xe bọc thép dài hàng dặm tiến thẳng đến thủ đô, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đang lên kế hoạch tấn công các mục tiêu ở Kyiv mà cơ quan an ninh của Ukraine sử dụng. Người dân gần các địa điểm như vậy nên di tản khỏi nhà của họ, phía Nga cảnh báo, trong khi không đưa ra thông tin về vị trí của các mục tiêu trong thành phố ba triệu dân này.

    Cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine Anton Herashchenko cho biết các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào Kharkiv khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và 35 người bị thương. Các cuộc tấn công tương tự đã khiến hàng chục người trong thành phố thiệt mạng và bị thương vào hôm trước đó.

    Ukraine phá vỡ âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky và tiêu diệt đơn vị đặc nhiệm Chechnya

    Nguyên Hương

    Ukraine phá vỡ âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky và tiêu diệt đơn vị đặc nhiệm Chechnya 

    Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố các quan chức Ukraine và Nga sẽ gặp nhau để đàm phán hòa bình “mà không cần điều kiện tiên quyết”. Tổng thống Ukraine Ảnh: Anadolu via Getty Images 

    Thứ Ba (1/3), người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov thông báo trên đài truyền hình Rada TV của Ukraine: “Ukraine đã tiêu diệt một đơn vị của lực lượng đặc biệt Chechnya được cử đi làm nhiệm vụ ám sát tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky”.

    Theo Jerusalem Post, ông Danilov cho biết, trước đó, Ukraine đã nhận được thông tin tình báo từ các đặc vụ FSB, những người “không muốn tham gia vào cuộc chiến đẫm máu này”.

    Ông Danilov cho biết, Ukraine đã nhận được thông tin tình báo về âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky từ các điệp viên Cơ quan An ninh Liên bang của Liên bang Nga (FSB).

    “Và tôi có thể nói rằng, chúng tôi đã nhận được thông tin về âm mưu ám sát Tổng thống của chúng ta từ chính các đại diện của FSB. Họ là những người không muốn tham gia vào cuộc chiến đẫm máu này”, ông tuyên bố.

    Ông Danilov tiếp tục nói, đơn vị đặc nhiệm thuộc tổ chức Kadyrovites, một tổ chức bán quân sự Chechnya hỗ trợ lực lượng Nga trong cuộc xâm lược Ukraine. “Chúng tôi đã nắm rõ kế hoạch ám sát Tổng thống Zelensky do Kadyrovites trực tiếp thực hiện”. 

    Đơn vị đặc nhiệm của Chechnya chia làm hai, với một nửa ẩn nấp ở thị trấn Gostomel, gần thủ đô Kyiv, nơi chiếc máy bay lớn nhất thế giới Antonov-225 Mriya, bị phá hủy bởi các cuộc không kích của Nga nhắm vào sân bay Gostomel.

    “Một nửa nhóm bị bắt ở Gostomel, còn nửa kia đã bị tiêu diệt”, ông Danilov nói.

    Ông Danilov kết thúc: “nhóm tinh nhuệ đặc nhiệm Kadyrovites, đến Kyiv để thực hiện chiến dịch đặc nhiệm nhằm loại bỏ tổng thống của chúng ta đã bị chúng ta đã tiêu diệt cùng âm mưu của chúng”.

    The Western Journal cho hay, nhóm tinh nhuệ đặc nhiệm Kadyrovites do Ramzan Kadyrov, một chiến binh Chechnya khét tiếng trung thành với Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ huy. Ramzan Kadyrov đã khoe khoang về sức mạnh của những tay súng của “đội giết người” và tuyên bố rằng binh lính của ông ta có thể giúp đánh chiếm các thành phố lớn của Ukraine.

    Theo Daily Mail của Anh, một kênh Moscow Telegram có liên kết với cơ sở an ninh Nga đưa tin: “các đội giết người” của Chechnya đã được cung cấp danh sách các quan chức Ukraine kèm ảnh và mô tả nhận dạng cần phải bắt giữ hoặc ám sát.  

    Tòa Bạch Ốc: Hoa Kỳ ‘bỏ ngỏ’ trừng phạt năng lượng Nga

    Hôm 2/3, phát ngôn viên Jen Psaki cho biết Hoa Kỳ “rất cởi mở” với việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu khí của Nga, đồng thời cho biết thêm rằng Hoa Kỳ đang cân nhắc tác động có thể có đối với thị trường toàn cầu và giá năng lượng của Hoa Kỳ, theo Reuters.

    Khi được hỏi liệu Washington và các đồng minh phương Tây có áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ngành năng lượng và khí đốt của Moscow hay không, Psaki nói với đài MSNBC trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi rất cởi mở”.

    “Chúng tôi đang xem xét vấn đề này. Rất có khả năng chọn phương án này, nhưng chúng tôi cần cân nhắc xem tất cả các tác động sẽ như thế nào”, bà nói thêm.

    (Theo Reuters)

    Quan chức Ukraine: Tp. Kherson chưa bị Nga chiếm, chiến sự vẫn tiếp tục

    Một cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm 2/3 cho biết Nga chưa chiếm được thành phố Kherson và rằng có một cuộc giao tranh trên đường phố đang diễn ra ở cảng phía nam, nằm ở lối ra của sông Dnepr vào Biển Đen.

    Cố vấn Oleksiy Arestovych nói: “Thành phố này chưa thất thủ, phe ta vẫn tiếp tục phòng ngự”.

    (Theo Reuters)

    LHQ: Số người tị nạn Ukraine gần mốc 1 triệu

    Cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc cho biết hơn 874.000 người đã chạy khỏi Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga vào tuần trước và con số này đang “tăng theo cấp số nhân”, có thể gần mốc 1 triệu người trong vòng vài giờ nữa.

    Bà Shabia Mantoo, người phát ngôn của UNHCR hôm 2/3 cho biết hàng trăm ngàn người đang tiếp tục đổ về các quốc gia láng giềng của Ukraine ở phía tây.

    Con số mới nhất cho thấy hơn một nửa - hoặc gần 454.000 người đã đến Ba Lan, hơn 116.300 đến Hungary và hơn 79.300 đến Moldova, trong khi 69.000 người khác đã đến các nước châu Âu khác và 67.000 người đã chạy sang Slovakia.

    (Theo AP)


    Nga chịu nhiều đòn đau về kinh tế

    Trong khi các thành phố Ukraine bị pháo kích thì chiến tranh kinh tế cũng nổ ra. Thái độ đồng lòng của các đồng minh phương Tây và cường độ trừng phạt mà họ nhắm vào Nga đã khiến nhiều người sửng sốt, trong đó châu Âu đặc biệt quyết liệt hơn bao giờ hết. Thị trường tài chính Nga đang quay cuồng sau khi ngân hàng trung ương, nắm 630 tỷ đô la dự trữ ngoại hối đóng vai trò nền tảng cho chiến lược kinh tế “pháo đài” của Nga, trở thành mục tiêu cấm vận.

    Moscow nói các lệnh trừng phạt sẽ không làm họ đổi ý. Song phương Tây sẽ chỉ càng đẩy mạnh trừng phạt, mặc dù bản thân họ hạn chế trừng phạt năng lượng vì lo ngại giá cả tăng lên. Do đó mục tiêu sẽ được chuyển sang các ngân hàng Nga cũng như khả năng tiếp cận công nghệ phương Tây. Thậm chí nhiều công ty đa quốc gia đã tự hành động dù không có áp lực trừng phạt. BP và Shell đang rút khỏi các khoản đầu tư ở Nga, trong khi Maersk tạm ngừng giao hàng container. Mục tiêu làm tê liệt kinh tế Nga của các quan chức phương Tây có thể được hoàn thành sớm hơn dự tính ban đầu.

    Belarus vẫn trung thành với Nga bất chấp tất cả

    Khi thế giới ngày càng quay lưng lại với Tổng thống Nga Putin, một người đàn ông vẫn kiên định ở bên cạnh ông. Đó chính là tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, người được mệnh danh là “nhà độc tài cuối cùng của châu Âu,” và cũng là người đã tạo điều kiện cho các cuộc tấn công quân sự vào Ukraine. Cụ thể, quân đội Nga hội quân ở Belarus trước khi xâm lược, vì nước này chỉ cách Kyiv vài giờ về phía bắc, do đó là điểm xuất phát lý tưởng để bao vây thủ đô của Ukraine. Ủy viên chính sách đối ngoại của EU đã nói “rất rõ ràng Minsk giờ đây là một cánh tay nối dài của Điện Kremlin.”

    Nhưng có một số nhầm lẫn về vai trò chính xác của Belarus. Vào đầu ngày thứ Ba, ông Lukashenko đã phủ nhận Belarus sẽ gửi quân đến Ukraine. Tuy nhiên, quốc hội Ukraine sau đó lại cho biết quân đội Belarus trên thực tế đã tiến vào đất Ukraine ở vùng Chernihiv, ngay bên kia biên giới. Mỹ cho biết chưa có bằng chứng xác nhận. Nhưng không thể biết ông Lukashenko có giữ lời hay không.

    Sinh viên quốc tế ở Ukraine chật vật chạy trốn xung đột

    Naveen Shekharappa Gyanagoudar là một sinh viên y khoa 21 tuổi người Ấn Độ. Anh đang đứng xếp hàng mua hàng tạp hóa vào hôm thứ Ba khi đạn pháo của Nga dội xuống Kharkiv, thành phố lớn thứ hai Ukraine. Vụ việc khiến anh và ít nhất 9 người khác thiệt mạng. Gyanagoudar là một trong số gần 80.000 sinh viên nước ngoài ở Ukraine, nơi có các trường đại học có truyền thống từ thời Liên Xô với mức học phí thấp. Hầu như tất cả những sinh viên đó đang tìm cách rời đi.

    Rất ít người thành công. Nhiều người đã gặp khó khăn khi lên xe lửa hoặc xe buýt đến biên giới. Thậm chí dù có lên được xe nhiều người vẫn không được cho qua. Một số sinh viên châu Phi đã cáo buộc các quan chức biên giới Ukraine phân biệt đối xử; trong khi sinh viên Ấn Độ nói bị xô đẩy mạnh tay.

    Các chính phủ vốn tránh không bị kéo vào cuộc chiến ở Ukraine đang chật vật ứng phó. Ấn Độ, nước có nhiều sinh viên nhất ở Ukraine, đã bắt đầu đưa một số sinh viên đến các nước láng giềng. Với việc các công dân của mình bị đe dọa, Ấn Độ có thể sẽ xem lại thái độ trung lập của mình.

    Chỉ còn một tháng nữa là đến bầu cử tổng thống Pháp 

    Tổng thống Pháp dự kiến sẽ sớm tuyên bố tái tranh cử, có thể là trong hôm nay. Thời hạn cuối cùng để đăng ký là thứ Sáu, thời điểm các ứng viên phải đệ trình đủ 500 chữ ký từ các quan chức dân cử để có tên trên lá phiếu. Cuộc bầu cử hai vòng sẽ được tổ chức vào ngày 10 tháng 4 và 24 tháng 4.

    Trong số những ứng viên đã tuyên bố tranh cử nhưng vẫn đang chật vật cho đến hôm qua để thu thập đủ số chữ ký cần thiết có Marine Le Pen theo chủ nghĩa dân tộc-dân túy và Eric Zemmour thuộc phe cực hữu.

    Ông Macron đã trì hoãn tuyên bố của mình vì covid-19 tăng mạnh trong tháng 1 và sau đó là cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Nhưng làm vậy khiến chiến dịch vận động tranh cử của ông trở nên ngắn bất thường. Đặc biệt nó không cho các đối thủ của ông nhiều thời gian để thách thức ông. Nhìn chung đây sẽ là một cuộc bầu cử u ám khi đặt giữa bối cảnh chiến tranh ở châu Âu. Những điều kiện này dường như có lợi cho tổng thống đương nhiệm: mô hình dự báo bầu cử của The Economist đặt xác suất chiến thắng của ông Macron là 89%.

    Liên Âu đồng thuận loại nhiều ngân hàng Nga khỏi hệ thống Swift và cấm RT và Sputnik hoạt động

    Biểu tình đòi trừng phạt Nga xâm lược Ukraina, tại Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 26/02/2022. REUTERS - NACHO DOCE 

    Hôm qua 01/03/2022, 27 quốc gia thành viên Liên Hiệp châu Âu (EU), trong cuộc họp cấp đại sứ, đã đồng thuận quyết định loại trừ một số ngân hàng của Nga khỏi hệ thống Swift, hệ thống chuyển thông tin tài chính. 

    Theo AFP, các ngân hàng Nga bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt này là : VTB Bank PJSC, Bank Rossiya, Bank Otkritie, Novikombank, Promsvyazbank PJSC, Sovcombank PJSC và VEB.RF.

    Đáng chú ý là trong danh sách này không có tên của hai ngân hàng lớn khác của Nga. Đầu tiên là Gazprombank, ngân hàng lớn thứ ba và là một chi nhánh của tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga. Ngân hàng này không nằm trong danh sách bị trừng phạt không phải là điều đáng ngạc nhiên, bởi một số quốc gia bao gồm cả Đức lo ngại rằng họ có thể không được cung cấp khí đốt nữa.

    Liên Âu cũng đã quyết định không trừng phạt Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga. Hôm qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã cảnh báo nguy cơ phá sản của một số chi nhánh ở châu Âu của Sberbank.

    Những lệnh trừng phạt mới này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay 02/03 sau khi quyết định trừng phạt được công bố trên Công báo của EU, trong đó có nêu rõ tên của các ngân hàng liên quan.

    Cũng trong ngày hôm qua, Liên Âu đã chính thức thông qua lệnh cấm phát sóng ở EU của cơ quan truyền thông Nhà nước Nga Russia Today (RT) và Sputnik.

    Một quan chức châu Âu đã nhấn mạnh rằng hai cơ quan này không phải là cơ quan truyền thông mà là công cụ đưa tin sai lệch được tài trợ bởi điện Kremlin. Và lệnh cấm sẽ được duy trì cho đến khi Nga chấm dứt xâm lược Ukraina.


    Không có nhận xét nào