Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ ba 10 tháng 01 năm 2023

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Trung Quốc từ chối đàm phán quân sự giảm xung đột với Mỹ 

    10/01/2023 

    VOA News 

    Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa,

    Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, 

    Trung Quốc từ chối lời đề nghị của Hoa Kỳ tổ chức các cuộc đàm phán quân sự để giảm xung đột sau một cuộc đối đầu không an toàn giữa máy bay Trung Quốc và Hoa Kỳ trên Biển Đông vào tháng trước.

    Theo các nguồn tin ngoại giao của Hoa Kỳ, cuộc gọi được đề nghị vào ngày 6/1 giữa Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã bị hủy sau khi Bắc Kinh từ chối tham gia.

    Sau khi Ngũ Giác Đài được hỏi về các cuộc tiếp xúc của ông Austin với người đồng cấp Trung Quốc, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Trung tá Martin Meiners nói với VOA: “Lần cuối cùng Bộ trưởng Austin nói chuyện với người đồng cấp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là vào tháng 11 năm ngoái.”

    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự kiến sẽ tới Trung Quốc trong vài tuần nữa. Không thảo luận về các chi tiết cụ thể của chuyến đi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price nói với VOA hôm 5/1 rằng các cuộc đàm phán của ông Blinken với các quan chức cấp cao của Trung Quốc sẽ bao gồm “các lĩnh vực được xác định bởi sự cạnh tranh, các lĩnh vực mà quan hệ giữa hai nước chúng ta có khả năng trở thành đối nghịch và các cách chúng ta có thể đảm bảo quản lý có trách nhiệm những lĩnh vực đó, cũng như những lĩnh vực mà chúng ta có thể tìm kiếm và thậm chí tăng cường hợp tác.”

    Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị, cũng như Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc mới được bổ nhiệm Tần Cương, đặc phái viên của Bắc Kinh tại Washington.

    Sự cố ‘không an toàn’ trên Biển Đông

    Quân đội Hoa Kỳ cho biết hôm 21 tháng 12, một phi công chiến đấu cơ J-11 của Hải quân Trung Quốc đã thực hiện một thao tác không an toàn trong khi chặn một máy bay RC-135 của Không quân Hoa Kỳ trên Biển Đông và buộc chiếc này phải thực hiện các thao tác lách để tránh va chạm ở không phận quốc tế.

    Trung Quốc sau đó đã bác bỏ tố cáo của quân đội Hoa Kỳ. Phát ngôn viên Trung Quốc nói Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời cáo buộc Mỹ lừa dối dư luận.

    Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông là lãnh thổ có chủ quyền của mình, một yêu sách mà Hoa Kỳ cho là “bành trướng và bất hợp pháp”. Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tranh chấp các phần của Biển Đông.

    Đàm phán quân sự Mỹ-Trung

    Các quan chức Hoa Kỳ đã khuyến khích Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sử dụng các kênh liên lạc theo cái gọi là cơ chế Thỏa thuận Tư vấn Hàng hải Quân sự (MMCA) để cải thiện an toàn hoạt động trên không và trên biển.

    Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Meiners, nói: “Chúng tôi thất vọng vì PLA đã hủy bỏ MMCA vào năm 2022 nhưng khuyến khích các đối tác PLA của chúng tôi tham gia cùng chúng tôi trong cuộc họp MMCA vào năm 2023”.

    Lần cuối cùng ông Austin nói chuyện với ông Ngụy bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+ tại Siem Reap, Campuchia vào cuối tháng 11 năm ngoái.

    Ông Ngụy sẽ về hưu vào tháng Ba tới. Ông Lý Thượng Phúc, một thành viên mới của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CMC), được nhiều người xem là bộ trưởng quốc phòng tiếp theo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông Lý từng là Trưởng phòng Phát triển Thiết bị của CMC, một vị trí giúp ông có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.

    Vào tháng 9 năm 2018, ông Lý đã bị Hoa Kỳ trừng phạt vì mua thiết bị quân sự từ Nga.

    https://www.voatiengviet.com

    Covid-19 : Trả đũa Seoul, Trung Quốc ngưng cấp visa ngắn hạn cho người Hàn Quốc

    10/01/2023

    Ảnh minh họa : Lễ hội chào Năm mới 2023 tại khu tài chính Seoul, Hàn Quốc, ngày 02/01/2023. AP - Lee Jin-man 

    Thùy Dương /RFI

    Đại sứ Trung Quốc tại Seoul hôm nay 10/01/2023 thông báo ngưng cấp thị thực nhập cảnh (visa) ngắn hạn cho công dân Hàn Quốc. Đây là biện pháp đáp trả của Bắc Kinh với lý do Seoul áp đặt các quy định hạn chế đối với hành khách đến từ Trung Quốc. 

    Theo Yonhap, đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul đã ngưng cấp thị thực ngắn hạn cho công dân Hàn Quốc xin nhập cảnh với lý do du lịch, thương mại, chăm sóc y tế và các lý do cá nhân khác. Trên tài khoản mạng xã hội WeChat ngày 10/01, đại sứ Trung Quốc tại Seoul nhấn mạnh các biện pháp của Bắc Kinh « sẽ được điều chỉnh căn cứ vào việc Seoul hủy các biện pháp hạn chế nhập cảnh mang tính phân biệt đối xử nhắm vào Trung Quốc ». 

    Hồi cuối tháng 12/2022, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát dữ dội tại Hoa lục và Trung Quốc mở cửa biên giới trở lại, Seoul đã thông báo hàng loạt biện pháp hạn chế, nhất là hạn chế visa ngắn hạn cho người Trung Quốc đến cuối tháng 01/2023, hạn chế số chuyến bay và bắt buộc hành khách đến từ Trung Quốc trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona. Những người dương tính với Covid-19 sẽ bị cách ly.

    Bắc Kinh xem biện pháp của Seoul mang tính « phân biệt đối xử » đối với người Trung Quốc, cho dù trong suốt 3 năm vừa qua, chính Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp phòng dịch gắt gao với du khách nước ngoài.

    AFP dẫn số liệu chính thức của Seoul, cho biết từ ngày 02/01 đến nay, 2.224 công dân Trung Quốc đã được cấp thị thực nhập cảnh ngắn hạn vào Hàn Quốc. 17,5% số hành khách này có kết quả xét nghiệm dương tính khi nhập cảnh. Trong năm 2019, trước dịch Covid-19, Hàn Quốc đón hơn 6 triệu khách Trung Quốc, con số này trong năm 2022 chỉ là 200.000 người.

    Khách Trung Quốc được chào đón nồng nhiệt tại Thái Lan 

    Nhìn sang Thái Lan, người Trung Quốc khi đến sân bay được chào đón nồng nhiệt với biểu ngữ « Trung Quốc và Thái Lan là cùng một gia đình ». Du khách được tặng hoa và một túi quà, trong đó có gel rửa tay và khẩu trang. Thái Lan hy vọng năm 2023 sẽ đón 20-25 triệu khách, trong đó có 5 triệu khách Trung Quốc. Hiện giờ, Thái Lan không áp đặt biện pháp hạn chế đối với hành khách đến từ Trung Quốc.

    https://www.rfi.fr/vi

    Iran tuyên án tử hình thêm 3 người bất chấp sự chỉ trích của quốc tế

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/iran-protesters-execution.jpg

    Ba người Iran biểu tính chống chính phủ sắp bị tử hình (Reuteurs) 

    Cơ quan tư pháp Iran đã kết án tử hình thêm ba người biểu tình chống chính phủ với tội danh “gây chiến với Chúa”, hãng thông tấn Mizan của nước này đưa tin hôm 9/1, bất chấp sự chỉ trích ngày càng tăng của quốc tế về cuộc đàn áp khốc liệt nhằm vào người biểu tình tại nước này.

    Trước đó, Iran đã treo cổ hai người đàn ông khác hôm 7/1 trong nỗ lực dập tắt các cuộc biểu tình. Một trong số họ là nhà vô địch karate giành được nhiều danh hiệu quốc gia.

    Hãng thông tấn Mizan cho hay, Saleh Mirhashemi, Majid Kazemi và Saeid Yaghoubi, những nạn nhân bị kết tội giết các thành viên của lực lượng dân quân Basij tình nguyện trong các cuộc biểu tình chống chính phủ ở thành phố miền Trung Isfahan, có thể kháng cáo bản án của họ.

    Lực lượng Basij, liên kết với Lực lượng Vệ binh Cách mạng ưu tú, đã đi đầu trong cuộc đàn áp của nhà nước nhằm vào các cuộc biểu tình sau cái chết của cô Mahsa Amini 22 tuổi khi đang bị cảnh sát đạo đức Iran giam giữ vào ngày 16/9 năm ngoái.

    Đức Giáo hoàng Phanxicô hôm 8/1 đã lên án Iran vì sử dụng án tử hình đối với những người biểu tình yêu cầu sự tôn trọng hơn đối với phụ nữ.

    “Quyền sống cũng bị đe dọa ở những nơi mà án tử hình vẫn tiếp tục được áp dụng, như trường hợp diễn ra những ngày gần đây tại Iran, sau các cuộc biểu tình yêu cầu sự tôn trọng hơn đối với phẩm giá của phụ nữ,” Đức Phanxicô bày tỏ.

    Cùng ngày 9/1, Lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei đã báo hiệu, chính quyền không có ý định thay đổi lập trường của mình, đồng thời nhấn mạnh trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng những người biểu tình đã “phạm tội phản quốc”. Theo luật Hồi giáo của Iran, tội phản quốc sẽ bị trừng phạt bằng cái chết. 

    Các nhà hoạt động nhân quyền coi việc hành quyết, bắt giữ và kết án khắc nghiệt những người biểu tình của Iran là một nỗ lực nhằm đe dọa những người biểu tình và gây ra nỗi sợ hãi trong dân chúng để chấm dứt tình trạng bất ổn.

    Bất chấp việc chính quyền tăng cường đàn áp, các cuộc biểu tình quy mô nhỏ vẫn diễn ra ở Tehran, Isfahan và một số thành phố khác.

    Theo cơ quan tư pháp, ít nhất bốn người đã bị treo cổ kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu, trong đó có hai người hôm 7/1 vì cáo buộc giết một thành viên của Basij.

    Tháng trước, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết, chính quyền Iran đang dự tính kết án tử hình cho ít nhất 26 người khác.

    Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác đã mạnh mẽ lên án việc Iran sử dụng án tử hình đối với người biểu tình.

    Về hành quyết người biểu tình mới nhất của Iran, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hôm 9/1 nhận định, “một chế độ sát hại thanh niên của chính mình để đe dọa người dân sẽ không có tương lai”.

    Trong khi đó, nước Cộng hòa Hồi giáo, vốn đổ lỗi tình trạng bất ổn cho các kẻ thù nước ngoài bao gồm cả Hoa Kỳ, lại cho rằng việc đàn áp các cuộc biểu tình là bảo vệ chủ quyền quốc gia.

    Nhật Minh (Theo Reuters)

    Trung Quốc đàm phán sản xuất thuốc điều trị COVID và vắc xin của Pfizer

    https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/01/anh-chup-man-hinh-2023-01-09-luc-51336-ch-700x366.jpg

    Ảnh: Reuters. 

    Trung Quốc đang đẩy mạnh triển khai các biện pháp điều trị COVID sau khi đột ngột dừng chính sách “Zero-COVID” khiến số ca nhiễm tăng vọt. Nước này đang đàm phán giấy phép với Pfizer để sản xuất thuốc điều trị COVID.

    Gần như cùng lúc, một công ty dược phẩm Trung Quốc đã công bố sản xuất thử nghiệm vắc-xin sử dụng công nghệ mRNA.

    Tờ Reuters đã trích dẫn một số nguồn, trong đó Cục Quản lý Dược phẩm Trung Quốc đã đàm phán kể từ tháng 12 năm 2022 để đảm bảo cung cấp đủ thuốc điều trị COVID Paxlovid ở Trung Quốc. Công ty đang tích cực hợp tác với chính quyền Trung Quốc và tất cả các bên liên quan.

    Một nguồn tin khác nói với Reuters rằng Cục Quản lý Dược phẩm Trung Quốc khuyên các công ty chuẩn bị đăng ký với cơ quan quản lý để sản xuất các phiên bản chung của Paxlovid.

    Trong số các công ty, công ty dược phẩm Zhejiang Huahai đã đạt được thỏa thuận với Pfizer vào tháng 8 để sản xuất Paxlovid dành riêng cho thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, giấy phép được cấp bởi Nhóm bằng sáng chế thuốc (MPP) do Liên hợp quốc hậu thuẫn, cấm các công ty bán thuốc Paxlovid sản xuất ở Trung Quốc.

    Theo Reuters, vào tháng 3 năm 2022, 35 nhà sản xuất thuốc trên toàn thế giới đã đồng ý sản xuất các phiên bản Paxlovid giá rẻ cho 95 quốc gia nghèo hơn theo giấy phép đó. Năm trong số đó là các công ty Trung Quốc.

    Trung Quốc cũng đã ép Pfizer giảm giá thuốc Paxlovid khi nước này đặt mục tiêu đưa loại thuốc này vào chương trình bảo hiểm y tế quốc gia. 

    Theo phương tiện truyền thông Pháp RFI, Paxlovid có khả năng giảm 90% nguy cơ nhập viện và loại thuốc này đang được săn đón mạnh mẽ ở Trung Quốc. Nhiều người thậm chí còn săn thuốc từ nước ngoài để gửi về Đại lục.

    Hơn nữa, công ty sản xuất dược phẩm Trung Quốc CanSino Biologics đã thông báo trên mạng xã hội vào ngày 5 tháng 1 rằng họ đang bước vào “giai đoạn sản xuất thử nghiệm” vắc xin mRNA. Vắc-xin này có tên CS-2034, nhắm trực tiếp vào các biến thể mới của Omicron.
    Chính quyền Bắc Kinh tiếp tục kiểm duyệt những bài đăng chỉ trích chính sách chống dịch và tình trạng khan hiếm thuốc. Như RFI đã đưa tin, mạng xã hội TQ Sina Weibo cho biết họ đã đóng 1.120 tài khoản, trong đó có tài khoản của nhiều người nổi tiếng, và cáo buộc những tài khoản kia “lợi dụng đại dịch để phá rối trật tự công cộng.”

    Liên Thành

    Chuyên gia: Nga đối mặt với cách mạng và sụp đổ trong vòng 10 năm

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/babad88e-7867-11e7-a3e8-60495fe6ca71.jpg

    Putin and 1917 

    Theo một cuộc khảo sát mới do Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council) thực hiện, Nga có nguy cơ trở thành một quốc gia thất bại hoặc thậm chí tan rã vào năm 2033 khi nền kinh tế lao dốc do tác động lâu dài của các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

    Cuộc thăm dò đã thu thập quan điểm của 167 chuyên gia về việc họ nghĩ thế giới sẽ như thế nào sau 10 năm nữa. 21% coi đây là quốc gia có nhiều khả năng trở thành một quốc gia diệt vong nhất.

    Hơn nữa, 40% số người được hỏi cho rằng Nga sẽ tan rã nội bộ vào năm 2033 vì “cách mạng, nội chiến, tan rã chính trị”.

    “Một trong những điều đáng ngạc nhiên nhất là có nhiều người được hỏi đã chỉ ra khả năng Nga sụp đổ trong thập kỷ tới, cho thấy rằng cuộc chiến của Điện Kremlin chống lại Ukraine có thể gây ra những biến động có hậu quả to lớn ở một cường quốc có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất hành tinh,” Hội đồng cho biết.

    Nền kinh tế Nga đã đối mặt với nhiều khó khăn trước các biện pháp trừng phạt của phương Tây sau cuộc xâm lược Ukraine. Vào tháng 11, nó đã rơi vào suy thoái, chỉ 8 tháng sau khi Moscow tiến hành cuộc tấn công.

    Ngân hàng trung ương Nga đã cảnh báo rằng lệnh cấm dầu của Nga và mức trần giá dầu thô do Liên minh châu Âu công bố là “những cú sốc kinh tế mới” có thể bóp nghẹt hoạt động trong những tháng tới.

    Các chuyên gia cho biết việc Moscow bị cô lập khỏi phương Tây có thể dẫn đến thảm họa cho nền kinh tế nước này.

    Trong khi Nga đang cố gắng giảm tác động của các biện pháp trừng phạt bằng cách hợp tác riêng với các quốc gia “thân thiện”, các chuyên gia cho rằng đó là “công thức dẫn đến sự trì trệ lâu dài”.

    Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã viết trong một bài bình luận mới cho Financial Times rằng quyết định phát động chiến tranh chống Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khiến đất nước này “nghèo hơn và bị cô lập hơn trong nhiều thập kỷ”.

    Theo nhóm chuyên gia cố vấn, những diễn biến địa chính trị ảm đạm khác dự kiến sẽ xảy ra theo thời gian. Điều đó bao gồm khả năng Trung Quốc sẽ xâm lược Đài Loan trong vòng 10 năm tới.

    Ngân Hà (theo Business Insider)

    CSIS: Nếu Mỹ bảo vệ Đài Loan, cuộc xâm lược của Trung Quốc sẽ thất bại

    10/01/2023

    Ảnh minh họa của Tân Hoa Xã ngày 18/04/2018 : Một máy bay trực thăng Trung Quốc bắn rốc-két tấn công mục tiêu trong một cuộc tập trận bắn đạn thật ngoài khơi đông nam Trung Quốc. AP - Li Shilong 

    Thanh Phương /RFI

    Một cuộc tấn công của Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan rất có thể sẽ thất bại nếu Hoa Kỳ bảo vệ hòn đảo, tuy nhiên toàn bộ các bên tham chiến (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản) sẽ bị tổn thất rất nặng nề. Đó là kết quả mô phỏng của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, được công bố hôm qua, 09/01/2023.   

    CSIS đã huy động nhiều chuyên gia quân sự để thực hiện mô phỏng một cuộc chiến tranh của Trung Quốc xâm lược Đài Loan. Họ đã trắc nghiệm 24 kịch bản khác nhau, đều mô phỏng các nỗ lực của Trung Quốc dùng vũ lực để thâu tóm Đài Loan từ đây đến năm 2026.

    Tham gia vào cuộc mô phỏng, chuyên gia về an ninh Eric Heginbotham, Viện Công nghệ Massachusetts, được hãng tin AFP trích dẫn cho biết: “Chúng tôi đã đi đến hai kết luận. Thứ nhất, trong đa số trường hợp, Trung Quốc ít có cơ may thành công và thực hiện được các mục tiêu, hoặc chiếm đóng Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan. Thứ hai, phí tổn của cuộc chiến sẽ rất cao đối với toàn bộ các bên tham chiến, nhất là đối với Hoa Kỳ.” 

    Kịch bản chung mà các chuyên gia mô phỏng là cuộc xâm lược của Trung Quốc sẽ bắt đầu bằng các cuộc oanh tạc nhằm phá hủy phần lớn lực lượng hải quân và không quân Đài Loan trong vòng vài tiếng đồng hồ. Sau đó, hải quân Trung Quốc sẽ bao vây Đài Loan, rồi hàng ngàn quân Trung Quốc sẽ đổ bộ lên hòn đảo. Theo kịch bản mà các chuyên gia cho là có thể xảy ra nhiều nhất, quân đội Đài Loan sẽ ngăn chận được quân Trung Quốc tiến sâu đất liền. Cho dù Trung Quốc có oanh tạc vào các căn cứ của Nhật Bản hay oanh tạc vào các chiến hạm của Mỹ, tình hình cũng sẽ không thay đổi: Đài Loan sẽ vẫn tự lực bảo vệ lãnh thổ.

    Nhưng mô phỏng cũng cho thấy là mức độ can dự của Mỹ sẽ có tính chất quyết định: nếu không có sự trợ giúp của Hoa Kỳ để bảo vệ Đài Loan, hòn đảo này sẽ bị Trung Quốc chiếm trong vòng 3 tháng hoặc ít hơn. 

    Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, cuộc mô phỏng của CSIS chưa thể tính đến một số yếu tố, nhất là chưa biết Hoa Kỳ có sẵn sàng chấp nhận nguy cơ xung đột hạt nhân khi tấn công trực tiếp Trung Quốc hay không.

    https://www.rfi.fr/vi

    Cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nhập viện ở Mỹ

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/TT-ba-tay-nhap-vien.jpg

    Cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã được đưa vào bệnh viện ở bang Florida của Mỹ sau khi bị “đau bụng”, vợ ông xác nhận. Vụ nhập việc diễn ra sau khi những người ủng hộ ông xông vào các tòa nhà chính phủ quan trọng ở thủ đô Brazil. 

    “Chồng tôi Jair Bolsonaro đang được theo dõi tại bệnh viện do khó chịu ở bụng do hậu quả của vết đâm mà năm 2018 ông ấy lãnh phải từ một cựu thành viên của PSOL,” phu nhân Michelle Bolsonaro viết trên Instagram vào thứ Hai, đề cập đến từ viết tắt của Đảng Xã hội và Tự do của Brazil (PSOL).

    “Chúng tôi đang cầu nguyện cho sức khỏe của ông ấy và cho đất nước Brazil. Chúa phù hộ chúng ta,” bà nói thêm.

    Tin tức được đưa ra khi lực lượng an ninh ở Brazil bắt giữ khoảng 1.500 người ủng hộ ông Bolsonaro, sau vụ hỗn loạn tại các tòa nhà chính phủ ở thủ đô.

    Vào Chủ nhật, những người ủng hộ cựu Tổng thống đã xông vào các văn phòng liên quan đến ba nhánh của chính phủ Brazil – Tòa án Tối cao, Quốc hội và cơ quan hành pháp – để phản đối cuộc bầu cử năm 2022 vì cho rằng có gian lận. Ông Bolsonaro đã thua đối thủ cánh tả Luiz Inacio Lula da Silva.

    Một nguồn tin nói với tờ O Globo của Brazil rằng tình trạng của ông Bolsonaro “không đáng lo ngại”.

    Tổng thống thứ 38 của Brazil trước đó đã phải nhập viện vì các vấn đề ở bụng sau vụ đâm năm 2018 tại một cuộc vận động tranh cử. Vụ tấn công bằng dao khiến nhà lãnh đạo phải được chăm sóc đặc biệt trong nhiều tuần.

    Ông Bolsonaro đã trải qua ít nhất bốn cuộc phẫu thuật kể từ sau vụ tấn công, được thực hiện bởi một nghi phạm, người sau đó được tuyên bố là không phù hợp về mặt tâm lý để hầu tòa. Nghi phạm tuyên bố hành động theo “lệnh từ Chúa”.

    Ông Bolsonaro đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2018, nhưng ông vẫn tiếp tục phải ra vào bệnh viện vì đau và tắc ruột. Chiến dịch tranh cử năm 2022 của ông cũng bị gián đoạn do một vài thời điểm phải nằm viện để các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm.

    Ông Bolsonaro cuối cùng đã thua trong cuộc bầu cử lại trong vào tháng 10, giành được 49,1% phiếu bầu so với 50,9% của ông Lula. Nhưng ông từ chối nhượng bộ, duy trì sự im lặng trong thời gian dài trước công chúng sau thất bại của mình.

    Nhóm của ông Bolsonaro cũng cáo buộc rằng hệ thống bỏ phiếu điện tử của Brazil dễ bị gian lận.

    Sau thất bại của ông, những người ủng hộ ông đã xuống đường lặp lại những tuyên bố đó. Một liên minh gồm những người ủng hộ chính trị của Bolsonaro cũng đã gửi đơn khiếu nại pháp lý thách thức tính trung thực của cuộc bầu cử lên Tòa án bầu cử cấp cao, nhưng nó đã bị từ chối.

    Tuy nhiên, tình trạng bất ổn xung quanh kết quả bầu cử vẫn tiếp tục. Trong những ngày trước lễ nhậm chức ngày 1 tháng 1 của ông Lula, một nghi phạm trong âm mưu đánh bom đã bị bắt và an ninh được thắt chặt ở khu vực thủ đô của Brazil. Mang súng ở nơi công cộng cũng tạm thời bị cấm.

    Những người biểu tình ủng hộ ông Bolsonaro đã cắm trại bên ngoài doanh trại quân đội, kêu gọi quân đội can thiệp để cách chức ông Lula. Một nhóm người biểu tình cũng đã cố gắng xâm chiếm trụ sở cảnh sát liên bang ở Brasilia vào ông Lula được chứng nhận chiến thắng vào tháng trước.

    Vào ngày 30 tháng 12, hai ngày trước khi dự kiến ​​rời nhiệm sở, ông Bolsonaro đã lên máy bay tới Orlando, Florida, nơi ông ở lại trong thời gian nhập viện.

    Trong một bài phát biểu trước khi khởi hành tới Florida, ông Bolsonaro đã công khai lên án mọi hành động bạo lực và cũng như âm mưu đánh bom là một “hành động khủng bố”.

    Nhưng ông cũng nói với những người ủng hộ rằng ông đã “thua trận nhưng không thua cuộc chiến này”. CNN Brazil dẫn lời cựu Tổng thống nói rằng ông sẽ “sớm trở lại” Brazil.

    Xuân Lan

    Cựu chủ tịch UMC: Nếu bị xâm chiếm, người Đài Loan sẽ bị ĐCSTQ giết hoặc chà đạp

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/tao-hung-thanh-2.jpg

    Ông Tào Hưng Thành (Robert Tsao), cựu chủ tịch UMC. (Ảnh: Thông tấn xã Trung ương) 

    Gần đây Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tăng cường tấn công bằng lời nói và đe dọa quân sự đối với Đài Loan. Ngày 9/1, cựu chủ tịch UMC Tào Hưng Thành (Robert Tsao) cho biết, Đài Loan nên tăng cường nhận thức công dân và nêu bật các giá trị chung, nhằm thắt chặt tình đoàn kết và bảo vệ quê hương.

    Ngày 9/1, ông Tào Hưng Thành đã đăng bài viết trên Facebook với tiêu đề “Hướng tới ánh sáng giác ngộ hay rơi vào bóng tối của chế độ độc tài? Sự lựa chọn mà người Đài Loan phải đối mặt”.

    Bài viết nói rằng năm ngoái, ông Hồ Tích Tiến – cựu tổng biên tập “Thời báo Toàn cầu” của ĐCSTQ, nói rằng sẽ tiêu diệt toàn bộ Đài Loan và không để một ai sống sót. Đại sứ Pháp Lu Shaye cũng nói rằng người Đài Loan nên được giáo dục lại. Nhiều người đã bịt mắt bịt tai trước những lời này, sự tê liệt ấy không thể giải thích được.

    Ông chỉ ra rằng ĐCSTQ luôn dựa vào bạo lực để thiết lập quyền lực chính trị của mình và “thuần hóa” người dân thành những kẻ phục tùng, thậm chí là những người dân thấp hèn.

    Tuy nhiên, người dân Đài Loan đã trải qua thời kỳ độc tài và thiết lập chế độ dân chủ, họ không thể trở lại làm thần dân hay công dân phục tùng nữa. Vậy nên trong tương lai, nếu chẳng may bị ĐCSTQ xâm chiếm, người dân Đài Loan sẽ bị giết, hoặc trở thành những kẻ thấp hèn.

    Ông đề cập rằng sau cuộc bầu cử Tổng thống trực tiếp vào năm 1996, Đài Loan đã trở thành một xã hội dân sự, nơi chủ quyền thuộc về người dân. Sự phát triển của khoa học và công nghệ cũng đạt được những bước tiến khá tốt.

    Miễn là chúng ta nỗ lực duy trì nền dân chủ, đồng thời tăng cường giáo dục khoa học và lý trí, thì tương lai của Đài Loan sẽ là vô hạn. Tuy nhiên, trước khi hướng tới tương lai tươi sáng, người dân Đài Loan vẫn còn một bài kiểm tra, đó là quyết tâm thôn tính Đài Loan của ĐCSTQ.

    “ĐCSTQ là hóa thạch sống của đế chế nông nghiệp, là thế giới ngầm theo nghĩa hiện đại. Họ luôn ủng hộ sự dối trá và bạo lực, đồng thời phản đối lý trí và dân chủ.” Ông Tào Hưng Thành thẳng thắn nói rằng ĐCSTQ, giống như tất cả các tổ chức xã hội đen, luôn muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ra vô tận.

    ĐCSTQ tuyên bố rằng “thống nhất là sự nghiệp vĩ đại của quốc gia”, đây cũng là những lời dối trá, xúc phạm trí thông minh của những người bình thường.

    Ông Tào chỉ trích rằng 30 năm qua, kể từ khi thành lập, ĐCSTQ không ngừng đấu tranh tàn bạo, dẫn đến sự nghèo đói của xã hội và thất bại hoàn toàn trong việc cai trị đất nước.

    Trong 30 năm qua, nhờ thế giới phương Tây tự do mở cửa thị trường và bơm vốn, công nghệ và quản lý, cũng như nền kinh tế của Trung Quốc đã phát triển vượt bậc.

    ĐCSTQ cũng khoe khoang rằng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là nhờ chế độ độc tài của họ vượt trội hơn so với các nền dân chủ phương Tây, và rằng trong tương lai thế giới sẽ “Đông thăng Tây hạ” (phương Đông đi lên, phương Tây đi xuống).

    Trong những năm gần đây, phương Tây bắt đầu đàn áp ngành công nghệ của ĐCSTQ, nhằm ngăn cản sự phát triển không ngừng của đảng này.

    Lần đầu tiên sự kiểm soát xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã được mở rộng ra việc hạn chế “nhân tài”. Các quy định mới có hiệu lực vào ngày 12/10, ngăn cản người Mỹ hỗ trợ phát triển và sản xuất một số loại chip cao cấp của Trung Quốc.

    Hàng trăm kỹ sư người Mỹ gốc Hoa, những người từng là nhân vật chủ chốt trong các công ty bán dẫn Trung Quốc, đã chọn giữ lại quốc tịch Mỹ và vội vã từ chức trước khi lệnh cấm có hiệu lực.

    Ngày 27/10, một quan chức cấp cao giám sát việc kiểm soát xuất khẩu cho biết, Mỹ dự kiến ​​sẽ đạt được thỏa thuận với các đồng minh toàn cầu trong thời gian ngắn hạn để hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc.

    Ông Tào Hưng Thành chỉ đích danh rằng “Huawei” đã biến mất cũng vì chuyện này. Trung Quốc cũng có tốc độ tăng trưởng trì trệ và nợ nần chồng chất do đầu tư bừa bãi và hoang phí. Hiện nay, nạn thất nghiệp ở Trung Quốc khá nghiêm trọng, nhân lực và tài lực đang chảy ra nước ngoài, dịch bệnh lan rộng, người dân bất bình nổi dậy khắp nơi.

    Trong tình thế khó khăn như vậy, ĐCSTQ có thể sẽ liều lĩnh nhắm vào Đài Loan hòng giải vây, nhưng họ cũng có thể sẽ sụp đổ, và chấm dứt việc gieo rắc sự độc hại trên mảnh đất Trung Quốc.

    Nói về chính sách phòng chống dịch bệnh kiểu “bất động” của Trung Quốc, ông Tào cho biết số người chết ở Trung Quốc tăng mạnh, các nhà tang lễ đều chật kín, rất nhiều người chết mà không được chôn cất hay hỏa táng. Khó có thể tưởng tượng được rằng cuộc “đại phục hưng dân tộc vĩ đại” của ĐCSTQ lại có cảnh xác chết nằm la liệt như vậy.

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/xac-chet-o-TQ.jpg

    Xác chết không kịp xử lý, chất đống ở bệnh viện Thượng Hải. (Ảnh chụp màn hình video) 

    Cơn sóng thần dịch bệnh COVID-19 quét qua Trung Quốc, không chỉ khiến các nhà tang lễ tại các thành phố cấp 1 như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu chật kín người, mà ngay cả các thành phố cấp 2 và cấp 3 như Nam Xương ở Giang Tây, An Sơn ở Liêu Ninh, và Trừ Châu ở An Huy cũng đều quá tải.

    Kể từ khi lên nắm quyền cách đây 10 năm, ông Tập Cận Bình đã đẩy mạnh chính sách ngoại giao chiến binh sói, không tôn trọng trật tự và giá trị của thế giới phương Tây, làm dấy lên sự phản cảm và phản kháng từ thế giới tự do.

    Ông Tào Hưng Thành cho rằng trước các cuộc tấn công dân sự và đe dọa quân sự ngày càng gia tăng của ĐCSTQ gần đây, người dân Đài Loan cần phải nâng cao nhận thức công dân, và nêu bật các giá trị chung nhằm thắt chặt tình đoàn kết và bảo vệ quê hương.

    Ví dụ như việc “kéo dài nghĩa vụ quân sự”, ông cho rằng những người có ý thức làm chủ sẽ nghĩ rằng bảo vệ gia đình, bảo vệ Tổ quốc là chuyện đương nhiên, có thể hy sinh cả tính mạng, thì đâu cần quan tâm đến việc đi lính thêm mấy ngày?

    Nhưng những người bàng quan lại nghĩ rằng tôi có can hệ gì đến việc bảo vệ quê hương và đất nước. Bất cứ thứ gì ĐCSTQ muốn, cứ đưa cho họ! Kéo dài nghĩa vụ quân sự là đang khiêu khích ĐCSTQ, các mối quan hệ xuyên eo biển nên ưu tiên “hòa bình” là trên hết.

    Có thể thấy, muốn nền dân chủ Đài Loan tiếp tục tiến lên thì việc thiết lập ý thức công dân, và quyền làm chủ của người dân là vô cùng quan trọng.

    Cuối cùng, ông Tào Hưng Thành nói rằng ngày nay, Đài Loan có sự đối đầu về ý thức hệ bên trong, và sự thôn tính có chủ ý của ĐCSTQ ở bên ngoài, vì vậy tình hình rất nghiêm trọng.

    Nhưng nếu có thể tăng cường ý thức làm chủ của người dân, đoàn kết và cống hiến hết mình theo đuổi chân, thiện, mỹ hiện đại, chủ động gánh vác trách nhiệm cải thiện đất nước, thì Đài Loan chắc chắn sẽ có thể vượt qua cơn bão, và chào đón ánh bình minh.

    Bình Minh

    Nam Phi phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể phụ XBB.1.5

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/bien-the-covid.jpg

    (Ảnh minh họa: Par Corona Borealis Studio/Shutterstock) 

    Báo cáo mới do cơ quan chức năng Nam Phi công bố hôm 9/1 cho biết rằng nước này đã phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể phụ XBB.1.5 của chủng Omicron gây bệnh COVID-19, theo tờ Africa News.

    Cụ thể, biến thể phụ XBB.1.5 đã được các nhà nghiên cứu tại Đại học Stellenbosch phát hiện trong quá trình giải trình tự gen một mẫu ghi nhận ngày 27/12.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), XBB.1.5 hiện là “biến thể phụ dễ lây truyền nhất” được phát hiện cho đến nay trong đại dịch COVID-19. WHO cũng đánh giá rằng XBB.1.5 đã nhanh chóng trở thành biến thể chiếm ưu thế ở Mỹ và đã được phát hiện ở ít nhất 28 quốc gia khác. WHO đang tiếp tục đánh giá rủi ro của chủng biến thể này.

    WHO cho hay rằng hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy rằng XBB.1.5 có thể gây bệnh nặng hơn so với những biến thể đã biết trước đó. Tuy nhiên, trưởng nhóm kỹ thuật phụ trách đại dịch COVID-19, bà Maria Van Kerkhove, cho biết tình trạng số ca mắc chủng XBB.1.5 tăng đột biến một lần nữa chỉ ra rằng thế giới vẫn cần phải cảnh giác với COVID-19. Chỉ trong tháng 12/2022, WHO đã nhận báo cáo hơn 13 triệu ca mắc mới trên toàn thế giới nhưng đây chưa phải con số thực tế bởi hoạt động theo dõi ca mắc mới đã ít được quan tâm hơn.

    Dẫu vậy, các nhà khoa học tại quốc gia châu Phi cho biết họ không lo ngại về sự xuất hiện của một “làn sóng lớn” lây nhiễm mới.

    Phan Anh

    Nhật Bản mở rộng căn cứ quân sự gần Đài Loan sau khi Trung Quốc tập trận tên lửa

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/2667575c-c201-430f-b549-fdb7465b398c_6f71c2a9.jpg

    Căn cứ quân sự Yonaguni của Nhật nằm gần Đài Loan (AP) 

    Nhật Bản đang mở rộng căn cứ quân sự trên một hòn đảo nhỏ phía đông Đài Loan vài tháng sau khi tên lửa đạn đạo của quân đội Trung Quốc hạ cánh gần bờ biển của họ vào năm ngoái, khiến người dân địa phương lo lắng trong bối cảnh căng thẳng quân sự trong khu vực ngày càng tồi tệ.

    Yonaguni, một tiền đồn xa xôi của tỉnh Okinawa phía nam Nhật Bản, nằm cách Đài Loan 110km và gần quần đảo Điếu Ngư, một nhóm đảo được Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền nhưng được Tokyo quản lý với tên gọi Senkaku.

    Vào tháng 8, 1.700 cư dân của Yonaguni đã bị sốc khi 6 tên lửa Trung Quốc rơi ngay ngoài khơi bờ biển của Yonaguni, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

    Những tên lửa này là một phần của cuộc tập trận trên không và trên biển do các đơn vị quân đội Trung Quốc tiến hành nhằm đáp trả chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ lúc đó là bà Nancy Pelosi.

    Trung Quốc đã phớt lờ các phản đối sau đó của Nhật Bản và cho biết không có vùng đặc quyền kinh tế ở vùng biển nơi tên lửa hạ cánh vì hai quốc gia chưa thống nhất được về điều này.

    Tại Yonaguni, các công việc xây dựng đang được tiến hành để mở rộng căn cứ cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và triển khai một đơn vị tên lửa đất đối không tới đảo. 

    Với sự hiện diện của các lực lượng Nhật Bản và vị trí gần của hòn đảo với Đài Loan – khiến nó trở nên quan trọng về mặt chiến lược – các nhà phân tích cho rằng hòn đảo này chắc chắn sẽ bị tấn công trong trường hợp xảy ra xung đột khu vực.

    Đây là nơi đóng quân của phần lớn lực lượng Hoa Kỳ tại Nhật Bản và có các cơ sở hải quân và không quân lớn, sẽ là một trong những nơi đầu tiên ứng phó với cuộc khủng hoảng trên eo biển Đài Loan.

    Vào tháng 9, chính quyền địa phương Yonaguni đã thành lập một quỹ để trang trải chi phí cho các thiết bị và phương tiện khẩn cấp cho người dân địa phương trong trường hợp bị tấn công. Nhiều người dân trên đảo đã tham gia cuộc tập trận đầu tiên mô phỏng một tên lửa đạn đạo được bắn vào hòn đảo vào tháng 11.

    Vào tháng 12, chính quyền địa phương đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất yêu cầu chính phủ quốc gia cung cấp nơi trú ẩn khẩn cấp. Một nhóm thành viên hội đồng dự kiến sẽ tới Tokyo vào tháng 2, nơi họ hy vọng được gặp Thủ tướng Fumio Kishida và đưa ra yêu cầu giúp đỡ.

    Chính quyền Tokyo cũng đang xem xét các biện pháp bảo vệ.

    Tokyo đã tiến hành một nghiên cứu vào mùa hè năm ngoái về tính khả thi của việc sử dụng hệ thống tàu điện ngầm của thành phố làm nơi trú ẩn khỏi một cuộc tấn công hạt nhân. Tổng cộng có 105 trạm trên khắp thủ đô đã được xác định, nhưng chúng không có khả năng cung cấp đủ nơi trú ẩn cho tất cả 13,96 triệu cư dân của thành phố.

    Các cá nhân trên khắp đất nước cũng đang xem xét khả năng của các hầm tránh bom. 

    Takahiro Kawashima, một quan chức của Hiệp hội trú ẩn hạt nhân Nhật Bản, cho biết mọi người đã sợ hãi trước các sự kiện ở Ukraine, đặc biệt là những lời đe dọa của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng ông sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân.

    Ngoài ra còn có mối lo ngại ngày càng tăng về các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên cũng như hoạt động của không quân và hải quân Nga ở vùng cực bắc, cũng như mối đe dọa từ Trung Quốc.

    Ông nói: “Triều Tiên đã thử thành công đầu đạn hạt nhân và năm ngoái đã phóng hàng chục tên lửa, trong đó có một số tên lửa bay qua Nhật Bản. “Căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan cũng đang gia tăng và rõ ràng là ba cường quốc hạt nhân láng giềng của Nhật Bản còn lâu mới trở thành các nền dân chủ tự do.”

    Lê Vy (theo SCMP)

    Trung Quốc mở cửa nhưng chuyến bay quốc tế thưa thớt, người tiêu dùng giảm sức mua

    Đông Phương

    Trung Quốc mở cửa nhưng chuyến bay quốc tế thưa thớt, người tiêu dùng giảm sức mua

    Ngày 8/1/2023, các hành khách quốc tế đáp xuống Sân bay Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. (Kevin Frayer/Getty Images) 

    Ngày 8/1, Trung Quốc dỡ bỏ kiểm soát biên giới và nhiều sân bay đông đúc trở lại. Ngày hôm sau, hàng dài người xếp hàng bên ngoài Cục Di dân Bắc Kinh để gia hạn hộ chiếu chuẩn bị ra nước ngoài. Nhưng trên thực tế, các chuyến bay quốc tế từ Trung Quốc lại rất ít.

    Ngày 9/1, trong số hơn 100 người xếp hàng có ông Yang Jianguo, một người về hưu 67 tuổi, đang đợi để gia hạn hộ chiếu. Ông nói với Reuters rằng, ông dự định tới Mỹ vì đã không gặp con gái trong 3 năm.

    “Con bé đã kết hôn năm ngoái, nhưng phải hoãn lễ cưới vì chúng tôi không thể đến dự đám cưới. Chúng tôi rất vui vì bây giờ có thể đi”, ông Yang nói.

    Trong khi Bắc Kinh đã xóa bỏ các yêu cầu kiểm dịch đối với khách du lịch, các chuyến bay quốc tế vẫn rất khan hiếm và nhiều quốc gia đã yêu cầu xét nghiệm âm tính đối với hành khách đến từ Trung Quốc.

    CCTV ngày 8/1 đưa tin, một chuyến bay thẳng từ Hàn Quốc đến Trung Quốc gần như đã được bán hết vé. Sau đó, thông tin này đã nhanh chóng đứng đầu danh sách được đọc nhiều nhất trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.

    Trong ngắn hạn, do lượng chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc bị hạn chế nên nhu cầu của khách du lịch cũng sẽ gặp trở ngại. Số chuyến bay hiện giờ chỉ bằng một phần nhỏ so với mức trước COVID.

    Theo số liệu từ Flight Master, trong ngày 8/1 có 245 chuyến bay quốc tế đến và đi từ Trung Quốc, giảm 91% so với cùng ngày năm 2019 (2.546 chuyến).

    Chính phủ Trung Quốc cho biết, dự kiến ​​sẽ có khoảng 2 tỷ lượt người di chuyển trong mùa du lịch Tết Nguyên đán này, tăng gần gấp đôi so với năm ngoái và phục hồi tới 70% so với mức của năm 2019. Theo dự đoán, nhiều người Trung Quốc sẽ chọn đi du lịch nước ngoài.

    Nhưng các nhà phân tích cho rằng, tình hình du lịch sẽ không nhanh chóng phục hồi về mức trước đại dịch do nhiều yếu tố, ví như thiếu các chuyến bay quốc tế.

    California: Mưa lụt kéo dài, 14 người đã thiệt mạng

    Bình Phương /SGN
    09/01/2023

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/GettyImages-1246117676.jpg

    Một đoạn đường bị lở vì mưa lớn ở Scotts Valley gần thành phố Santa Cruz miền Bắc California. Ảnh chụp ngày 9 tháng Giêng 2023 của Neal Waters/Anadolu Agency via Getty Images 

    Mưa lớn và kéo dài trên toàn tiểu bang California vài ngày qua đã làm cho nhiều dòng sông bị tràn bờ gây ngập lụt, đất lở, cây cối ngã đổ, mất điện; nhiều cộng đồng dân cư phải di tản khẩn cấp và số người bị thiệt mạng đã lên tới 14 người. Cơ quan thời tiết dự báo mưa lớn còn tiếp tục kéo dài ít nhất bốn, năm ngày nữa.

    Trên toàn tiểu bang, hàng chục nghìn người vẫn không có điện, một số trường học đóng cửa ngày hôm nay. Đường phố và đường cao tốc biến thành những dòng sông chảy xiết, cây cối đổ rạp, bùn trượt và xe cộ bị mắc kẹt vào chướng ngại vật do mảnh vụn đất đá từ trên đồi rơi xuống. Các quan chức tiểu bang cho biết số người chết vì bão và mưa lớn không ngừng trong những ngày qua đã tăng từ 12 người lên 14 người vào thứ Hai, sau khi có thêm hai người thiệt mạng do cây đổ.

    Tại quận hạt San Luis Obispo miền trung California, các quan chức cho biết cuộc tìm kiếm một cậu bé xấu số kéo dài khoảng bảy tiếng đồng hồ chỉ tìm thấy chiếc giày của cậu và cuộc tìm kiếm đang phải dừng lại vì mực nước xiết quá nguy hiểm cho thợ lặn. Mẹ của cậu bé đang chạy một chiếc xe tải thì nó bị mắc kẹt trong dòng nước lũ lúc gần 8 giờ sáng nay gần thành phố Paso Robles, một thành phố nhỏ nằm sâu trong đất liền thuộc hạt San Luis Obispo. Những người qua đường đã giúp kéo người mẹ ra khỏi xe tải, nhưng cậu bé đã bị cuốn khỏi xe và trôi đi, có khả năng rơi xuống sông. Không có lệnh sơ tán trong khu vực vào thời điểm đó và Tony Cipolla, người phát ngôn của Văn phòng Cảnh sát trưởng Hạt San Luis Obispo cho biết cậu bé chưa bị tuyên bố là đã chết. 

    Cách đó khoảng 130 dặm về phía nam, toàn bộ cộng đồng Montecito thuộc hạt Santa Barbara và các hẻm núi xung quanh đã phải di tản khẩn cấp. Vùng này đã bị tàn phá bởi các trận cháy rừng gần đây; và đúng ngày này năm năm về trước một vụ lở đất khủng khiếp đã giết chết 23 người và phá hủy hơn 100 ngôi nhà ven biển. Montecito nằm giữa những ngọn núi và Thái Bình Dương, là nơi sinh sống của những người giàu có và nổi tiếng, như bà hoàng truyền hình Oprah Winfrey, Rob Lowe, Harry và Meghan, Công tước và Nữ công tước xứ Sussex của Hoàng gia Anh.

    Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia đã báo cáo khu vực này có lượng mưa trung bình là một inch (2,5 cm) mỗi giờ, dự kiến sẽ có những trận mưa lớn suốt đêm trên vùng đồi, do đó nguy cơ lở đất là rất lớn. Hiện các con lạch đã tràn bờ, nhiều tuyến đường bị ngập.

    Cảnh sát trưởng hạt Santa Barbara Bill Brown cho biết quyết định sơ tán gần 10,000 người là “dựa trên lượng mưa tiếp tục cao mà không có dấu hiệu nào cho thấy điều đó sẽ thay đổi trước khi màn đêm buông xuống.” 

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/GettyImages-1246119763.jpg

    Nhiều đoạn đường ở Montecito đã bị ngập, gây khó khăn cho việc di tản dân chúng trước nguy cơ đất lở do mưa lớn nhiều ngày và sông San Ysidro tràn bờ . Ảnh chụp ngày 9 tháng Giêng 2023 của Mel Melcon / Los Angeles Times via Getty Images) 

    Các làn đường đi về phía bắc của xa lộ liên bang US-101, một tuyến đường huyết mạch xuyên suốt bang California từ Nam chí Bắc, dự kiến ​​sẽ bị đóng cửa cho đến thứ Ba. Nhiều đường cao tốc và đường địa phương khác đã bị đóng cửa vì lở đá và lũ lụt.

    Trên bờ biển, các lệnh di tản đã được ban hành tại hạt Santa Cruz cho khoảng 32,000 cư dân sống gần các con sông và lạch nước mà mực nước đang dâng cao vì mưa lớn. Con sông San Lorenzo của hạt Santa Cruz – một quận hạt ven biển nằm cách San Francisco khoảng 70 dặm về phía tây nam, được tuyên bố là đã vào giai đoạn lũ lụt. Các cảnh quay từ trên cao bằng máy bay không người lái cho thấy nhiều ngôi nhà chìm trong làn nước đục ngầu, xe hơi chỉ còn lộ ra nửa trên. Mới tuần trước, bão biển, triều cường và sóng lớn đã đánh sập các cầu cảng và làm ngập hàng trăm ngôi nhà ven biển Santa Cruz.

    Mưa bão cũng ảnh hưởng tới các đô thị ở phía nam Santa Cruz như Watsonville và hạt Monterey. Lệnh di tản đã được ban hành cho những cộng đồng sống gần các con sông mà mực nước đang dâng lên nhanh.

    Ở Bắc California, một số quận hạt đã đóng cửa trường học và hơn 35,000 khách hàng ở thủ phủ Sacramento vẫn không có điện – giảm nhiều so với hơn 350,000 khách hàng mất điện một ngày trước đó. Sở Tiện ích thành phố Sacramento cho biết, gió giật với tốc độ 60 dặm/giờ (97 kph) đã quật đổ những cây lớn vào đường dây điện; một người vô gia cư thiệt mạng do cây đổ nằm trong số những cái chết mới được công bố hôm thứ Hai.

    Hôm nay thứ Hai, Tổng thống Joe Biden ban bố tình trạng khẩn cấp trên 17 trong số 58 quận hạt của tiểu bang California, theo đề nghị của Thống đốc Gavin Newsom, nhằm hỗ trợ các nỗ lực ứng phó và cứu trợ thiên tai.

    Cơ quan dịch vụ thời tiết đã cảnh báo lũ lụt cho một phần lớn Bắc và Trung California, với lượng mưa từ 6 đến 12 inch (15 đến 30 cm) dự kiến kéo dài đến Thứ Tư. Tại khu vực Los Angeles ở miền Nam California, lượng mưa có thể lên tới 8 inch (20 cm) vào cuối ngày thứ Hai và thứ Ba. 

    https://saigonnhonews.com


    Không có nhận xét nào