Phạm Cao Phong/BBC
Nguồn hình ảnh, Cao Phong Pham
Chụp lại hình ảnh,
Bản Quốc ca Việt Nam in trong tư liệu năm 1941 của Thư viện Quốc gia Pháp (BnF)
Trong 'Một cơn gió bụi' Trần Trọng Kim viết: "Nước Việt Nam đã là một nước tự chủ thì phải có quốc kỳ và quốc ca. Bài quốc ca thì từ trước vẫn dùng bài "Ðăng Ðàn" là bài ca rất cổ, mà âm điệu nghe nghiêm trang. Chúng tôi nghĩ: trước khi có bài nào hay hơn và có nghĩa lý hơn thì hãy cứ dùng bài ấy."
Thư viện Quốc gia Pháp BnF bên bờ sông Seine Paris còn lưu giữ ấn phẩm mang số LK 10.918 tựa đề 'Hymnes &Pavillons d'Indochine', ghi nhận Quốc ca An Nam là 'Đăng đàn cung', Quốc ca Campuchia có tên 'Nokoreach', bài 'Le Patriote Lao' được chọn là Quốc ca Lào.
Ấn bản có từ ngày 31/12/1941, đến 4 năm trước lễ ra mắt chính phủ Trần Trọng Kim 17/04/1945. Như vậy, Thủ tướng-học giả Trần Trọng Kim ân cần tiếp nối Quốc thiều truyền thống đã có khởi điểm từ xưa của tiền triều Nguyễn.
Quốc ca chỉ có gần đây ở châu Âu
Quốc ca là một phần tài sản văn hóa quốc gia và phần lớn xuất hiện sau kỷ nguyên Khai sáng.
Quốc ca của Đức do Joseph Haydn sáng tác năm 1797, có nguồn gốc từ bản "Thiên chúa phù hộ cho Hoàng đế Franz". Sau khi chế độ phát xít sụp đổ, phần lời do Hoffmann von Fallersleben sáng tác năm 1841 bị xóa khổ một và khổ hai, chỉ giữ lại khổ thơ thứ ba trên tổng phổ của Haydn.
Quốc ca Tây Ban Nha là bản nhạc của soạn giả vô danh xuất hiện năm 1761, được Manuel de Espinosa phổ lời thành bản "Marcha Granadera -Hành khúc người lính phóng lựu". Năm 1770, bài hát được chọn làm Quốc ca nên có tên " Marcha Real-Hành khúc Hoàng gia". Nhà độc tài phát xít Franco chết năm 1975, Tây Ban Nha vẫn dùng "Marcha Granadera " làm quốc ca, nhưng gạt bỏ hết phần lời cũ.
Liên Xô sụp đổ, nước Nga không bỏ phần âm nhạc của Quốc ca gợi nhắc đến chiến thắng trong Thế Chiến 2, cũng chỉ thay lời khác.
Việt Nam một thời rộ lên trào lưu xóa dấu vết của Văn Cao với "Tiến Quân ca", sau tỉnh ra đó là chuyện ngớ ngẩn. Bản "Tiếng gọi Thanh niên" của chế độ VNCH có ba lời ca khác biệt.
Tôi tìm hiểu được bản quốc ca đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất thời Gia Long lại mang dấu ấn châu Âu của thời Khai sáng và đến từ giao lưu Pháp-Việt.
Đăng đàn cung lấy cảm hứng từ âm nhạc của Franz Liszt hay của Franz Schubert?
So sánh tiểu sử Chaigneau với lịch sử âm nhạc, tôi thấy ít khả năng cảm hứng của ông khởi điểm từ chất sáng tạo của Franz Liszt.
1. Franz Schubert (1797-1828), là người cùng thời với Chaigneau (1769-1832), hơn là Franz Liszt (1811-1886).
Schubert sáng tác "La Marche militaire", op.51, D. 733 piano four-hands giai đoạn 1812-1818, giao thoa với thời điểm Chaigneau soạn nhạc ở Việt Nam.
2. Franck Liszt (1811-1886) phổ lại "La Marche militaire", đặt thành "Độc tấu piano bản số 1-Grand paraphrase de concert, S.426 a" năm 1870. Tức là, ra đời sau cả những sự kiện Michel Đức Chaigneau đã nêu trên.
Sự khác biệt giữa Franz Liszt và Franz Schubert không hẳn là mỏng manh sương khói. Nhưng muốn nhận ra chất đàn nào, để có trách nhiệm nên giành phần việc cho những ai được số phận ân sủng, vốn ướp cuộc đời trong tinh túy của âm nhạc bác học, và các chuyên gia phán truyền.