Ts. Phạm Đình Bá lược dịch
03/3/2025
Chiều 28/2/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ cho rằng đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam đứng trước cơ hội mới chưa từng có, đặc biệt là phát triển xanh, kinh tế số, các dự án của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam không ngừng tăng về số lượng và chất lượng.
Doanh nghiệp Trung Quốc kiến nghị Chính phủ Việt Nam quan tâm, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc, qua đó thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương.
Thủ tướng Chính cho rằng quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc "vừa là đồng chí vừa là anh em", "núi liền núi, sông liền sông". Ông cảm ơn các doanh nghiệp Trung Quốc về các đề nghị để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.[1]
Trên VNTB, nhà báo Cảnh Chân cho rằng CSVN mong muốn các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển giao công nghệ và biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất kinh doanh của Trung Cộng. [2]
Cảnh Chân cảnh báo CSVN về cách tiếp cận với Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh có khả năng xảy ra xáo trộn trong quan hệ đa phương hiện nay, đặc biệt quan hệ Mỹ Trung. CSVN có thể thấy cơ hội để thể hiện mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc như một đòn bẩy để đảm bảo cam kết liên tục từ Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, ông Chính có lược trình làm việc theo kiểu thợ đụng. Nếu ông ấy nhảy vội lên chuyến tàu TQ như kiểu "vừa là đồng chí vừa là anh em" và "núi liền núi, sông liền sông" thì có thể có những hậu quả không lường trước được. [3]
Một cách làm việc thay thế là công nhận tầm quan trọng của việc tham gia vào các vấn đề như thương mại, biến đổi khí hậu và quản trị các công nghệ mới nổi với Trung Quốc, cũng như các nước khác, đồng thời giải quyết các mối quan ngại về an ninh và phát triển, nhất là trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi.
Bản bên dưới là năng suất lao động, hay tổng sản lượng quốc gia GDP tính theo mỗi giờ làm việc của cư dân các nước trong vùng Đông Nam Á, theo dữ liệu từ Tổ chức Lao động Quốc tế vào năm 2023. Việt Nam sắp hạng với các nước như Cambodia, Myanmar và Lào. Với mỗi giờ làm việc, người Singapore tạo giá trị $73.8 đô la Mỹ, bằng năng xuất lao động của 7.5 người Việt. [4]
Điều cấp thiết là chuyển đổi năng lực làm việc của dân mình từ cột bên trái sang cột bên phải, bởi vì trong 50 năm qua sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh đã để lại những hậu quả sâu sắc cho tâm lý của lãnh đạo CSVN.
Chiến tranh không chỉ gây ra thiệt hại về vật chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và năng lực của đất nước. Đặc biệt những ký ức về chiến tranh đã tạo ra một tâm lý lo ngại trong việc thực hiện cải cách của Việt Cộng.
Câu chuyện này minh họa cho “tư duy nô lệ” của giới thượng lưu ở Hà Nội. Một nhà kinh tế Trung Quốc đã đến thăm ông Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Quốc gia Hà Nội, một chuyên gia về kinh tế Việt Nam. [5]
Nhà kinh tế Trung Quốc hỏi Thành: “Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ nhiều ngành sản xuất, vậy Việt Nam có chính sách công nghiệp riêng không?”
Thành nói dứt khoát: “Chúng tôi không cần chính sách công nghiệp vì chúng tôi có Quảng Châu!”
Nhà kinh tế Trung Quốc sửng sốt: “Ý anh là anh có Quảng Châu?”
Thành trả lời: “Khi cần sản xuất thì cứ đến Quảng Châu mua. Không cần chính sách công nghiệp”.
Đất nước lạc hậu là vì đảng không chịu đầu tư có tầm nhìn sâu và dài như Trung cộng, đặc biệt là đầu tư vào khoa học và công nghệ. Dân cần đảng tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực này như là yếu tố quan trọng để đạt được các mục tiêu chính sách phát triển, đối ngoại và như một nguồn sức mạnh mềm và ảnh hưởng trong giao dịch với những nước khác.
Dân đã quá mệt vì đảng kìm hãm mức phát triển đất nước ở mức phát triển kiểu Việt Nam làm một nước Đông Lào.
Đảng cần xem xét cách tiếp cận có mục tiêu trong các lĩnh vực mà đất nước có lợi thế sẵn có. Điều này bao gồm hỗ trợ cơ sở hạ tầng và phát triển chiến lược để đa dạng hóa kỹ năng và năng lực thế hệ trẻ trong nước, cũng như tạo dựng những chuỗi cung ứng với nhiều nước trên thế giới cho công nghệ và mọi ngành trong nước, không chỉ phụ thuộc vào Trung cộng.
Cũng như nhà báo Cảnh Chân, tôi xin góp vài ý để điều hướng đất nước trong một trật tự địa chính trị ngày càng phức tạp và củng cố vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Nguồn:
1. Tuoi tre. Thủ tướng gặp doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc, đề nghị chuyển giao công nghệ. 28/02/2025; Available from: https://tuoitre.vn/thu-tuong-gap-doanh-nghiep-hang-dau-trung-quoc-de-nghi-chuyen-giao-cong-nghe-20250228193333136.htm.
2. Cảnh Chân. VNTB – CSVN xin được làm chư hầu của Trung Cộng. 02/03/2025; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-csvn-xin-duoc-lam-chu-hau-cua-trung-cong/.
3. VNTB. Phạm Đình Bá - Thủ tướng thợ đụng. 11/06/2023; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-thu-tuong-tho-dung/.
4. Wikipedia. List of countries by labour productivity. Đọc ngày 22/01/2025; Available from: https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_labour_productivity.
5. Lê Thị Thanh Loan. VNTB – Chuyên gia Trung Quốc chê kinh tế Việt Nam và Vinfast. 18.09.2024 Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-chuyen-gia-trung-quoc-che-kinh-te-viet-nam-va-vinfast/.
Không có nhận xét nào